Khu Mật Viện

Chương 21: Q1. Chapter 12.1. Thế gia công tử



Q1. Chapter 12.1. Thế gia công tử

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Thần

Điện Càn Nguyên

Cấm thành Thăng Long

Sau cuộc duyệt binh từ phủ Trường Yên, đại quân triều đình mất hơn một ngày thì về tới Thăng Long. Vua cho quan tướng nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa rồi mở một buổi chầu sớm đầu tiên. Trong buổi chầu sớm, vua hỏi các tướng Điện tiền về việc điều tra căn nguyên cuộc loạn, Đàm Toại Trang cùng Nguyễn Khánh đưa ra được một bản danh sách mấy chục viên quan lớn nhỏ trong triều có liên quan đến nội loạn, với đầy đủ ngày giờ cụ thể đã nhận quà cáp biếu xén rồi họp bàn bí mật cùng Vũ Đức Vương. Tất cả đám quan lại đó đều không thể chối cãi, bị tước chức vụ, tống giam chờ bộ hình truy xét.

Tuy nhiên, tuyệt nhiên hai tướng Điện tiền không công khai tấm da dê và cũng không đưa bất kỳ một nhân vật nào của họ Trần ra để tố cáo. Thay vào đó, hai tướng cùng đưa những bằng chứng công kích Thái bảo Đào Thạc Phụ trước văn võ bá quan, rằng Thái bảo mỗi lần đến Thăng Long đều có qua lại Nhất Dạ Vương Lâu của ba vương không biết để làm gì, rằng Thái bảo có chuyện mờ ám với chị dâu là Lý Thiềm Hoa công chúa gây nên thị phi khiến lời dị nghị vào ra khôn siết. Hai người đặt nghi vấn rất lớn về cánh họ Đào liệu có vì chuyện của Thái bảo nên cũng đồng mưu định thay triều đổi đại. Quả thực về thế và lực so với họ Trần thì họ Đào không hề kém, nếu cũng tạo phản thì hậu họa thật khó lường.

Tuy hoàng đế cùng các đại thần đều hiểu tấm lòng trung trành của họ Đào nhưng sự thể thì tình ngay lý gian. Thái bảo Đào Thạc Phụ vốn tính tình ngay thẳng, lại chịu đả kích quá lớn và lại mang những nỗi lòng khó mà bày tỏ trước triều đình nên liền lập tức từ quan dù họ Đào có công lớn trong việc hộ giá chống lại quân phản loạn.

Có một điều lạ là dù không bị xét trong hàng ngũ những quan viên có dính líu đến phản loạn nhưng hai vị Thái sư và Thái phó họ Trần ngày hôm đó cũng dâng biểu xin từ quan, nhà họ Trần chỉ còn lại viên quan Trần Công Vĩnh giữ chức Thị lang bộ hộ. Thái úy Lý Trưng Hiển sau cơn biến loạn b·ị t·hương nặng cũng không qua khỏi. Như vậy trong một buổi chầu cả bốn vị mệnh quan giữ ngôi tứ trụ đều vì việc này hay việc khác không thể đảm nhận được trọng trách được nữa.

Chiều hôm đó, vua mở buổi chầu chiều ban chiếu để gia phong chức vụ cho quan viên. Nội thị Phan Đường Liệt vẫn được giữ nguyên chức vụ, đứng trước văn võ bá quan ở điện Càn Nguyên tuyên chiếu.

Phong ngự sử đại phu Lương Nhậm Văn giữ chức Thái sư.



Bổ nhậm thêm hai vị Tả hữu Tham tri chính sự là Lý Mật, vốn là người trong vương thất và Kiều Bồng để giúp việc cho Thái sư.

Phong Thiếu sư Quang lộc đại phu Lưu Đàm làm Thái phó.

Bổ nhậm thêm hai vị Tả hữu Gián nghị đại phu là Hà Viễn và Đỗ Sấm, làm phụ tá cho Thái phó.

Phong Thiếu bảo Đào Xử Trung giữ chức Thái bảo thay anh họ là Đào Thạc Phụ.

Thiếu úy Nguyễn Quang Lợi được đưa lên giữ chức Thái úy thay Lý Trưng Hiển.

Thân Thiệu Thái có công cứu giá, được ban hôn với công chúa Bình Dương, phong làm phò mã Thân vương, châu mục Lạng châu.

Những vị quốc thích cha của các hoàng hậu, vương phi đều được ban tước thượng tướng, tăng thêm bổng lộc.

Những vị võ tướng thì đều đã nhận sắc phong rồi còn những quan viên khác tùy công mà ban thưởng, đại để mỗi người đều được thăng quan tiến chức. Vua còn ban lệnh tặng bổng lộc cho gia quyến và làm tang trọng thị cho những tướng sỹ trận vong trong cơn biến loạn.

Hôm đó bãi triều, trên đương rời khỏi hoàng cung, hai tướng điện tiền là Đàm Toại Trang và Nguyễn Khánh ra đến cổng thành là đã toát lên vẻ đắc ý. Nguyễn Khánh nói :

- Cánh nhà họ Trần tưởng từ quan là có thể trốn tránh việc cung phụng chúng ta sao, đúng là nằm mơ, mọi việc sẽ chưa dừng lại ở đây đâu.

Đô thống Đàm Toại Trang cũng khẽ cười :



- Nhà họ Nguyễn của tướng quân giờ quyền nghiêng thiên hạ, chỉ còn thiếu mỗi tài lực mà thôi, họ Trần có muốn cũng chạy không thoát. Đàm Toại Trang tôi cũng xin góp chút công sức để mưu việc lớn. Tôi đã cho đón đại sư họ Hồ em nuôi của tướng quân về Thăng Long để sớm tranh đoạt chốn Tùng lâm. Giờ chúng ta cùng dưỡng binh chờ thời cơ đến là ra tay thôi.

Nguyễn Khánh, Đàm Toại Trang hai tướng nhìn nhau cười lớn rồi cùng sánh đôi rời khỏi hoàng thành về phủ đệ.

Đền Đồng Cổ

Gần bến Giang Tân

Phía Tây thành Thăng Long

Mười ngày sau khi lên ngôi, tân vương hội họp đầy đủ văn võ bá quan tại đền Đồng Cổ mới xây dựng xong ở phía tây thành Thăng Long. Ngôi đền lớn nằm gần bến Giang Tân và nhìn ra con sông Tô Lịch. Đền Đồng Cổ còn một ngôi nữa ở núi Đồng Cổ, Ái Châu có thờ Trống Đồng. Năm xưa, vào năm Thuận Thiên thứ mười một, khi còn là Thái tử, Hoàng đế vâng lệnh Tiên đế chinh phạt Chiêm Thành, ngài có ngủ tại đền đó, được thần Đồng Cổ báo mộng rằng sẽ đánh tan được quân địch, về sau quả nhiên ứng nghiệm. Rồi khi Tiên đế q·ua đ·ời, thần Đồng Cổ lại báo mộng về việc ba vương sẽ dấy binh tạo phản, sau lại ứng nghiệm nữa, lên vua cho xây dựng một ngôi đền Đồng Cổ nữa ở kinh thành, ngày đêm hương khói. Vua triệu các quan tướng, không kể người miền xuôi hay miền ngược, đến hội thế, vào từ cửa phía đông đến thần vị, cùng nhau cắt máu ăn thề, đọc thệ rằng :

Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh g·iết c·hết.

Từ sau lấy hội thề làm lệ thường hàng năm, do tháng ba âm có ngày tang của Tiên đế nên chuyển hội thề sang ngày mùng bốn tháng bốn. Tất cả văn võ bá quan đến ngày đó đều phải tụ họp làm lễ cắt máu ăn thề ở đền Đồng Cổ.

Phủ đệ Ngô gia

Phường Thái Hòa

Phía Tây thành Thăng Long.



Nhà họ Ngô kể từ sau khi Ngô Vương Quyền băng hà, con vua không khuất phục được quần hùng, sau lại bị Dương Tam Kha ra sức lùng diệt, rồi trải qua loạn mười hai sứ quân, dòng họ suy vi, con cháu ngày một ly tán. Tuy nhiên vật cùng tắc biến, dòng họ có công đức nên trời chẳng phụ. Trong đám hậu nhân phải cao chạy xa bay, có hai anh em là Ngô Xương Tỷ và Ngô Xương Xí tuy phải tha phương khắp nơi, trải bao khó nhọc của một thời kỳ nhiễu nhương nhưng sau này một người thành một sứ quân thời loạn, một người trở thành Tăng thống đầu tiên của Đại Cồ Việt. Ngô Xương Tỷ thì phải chạy vào nương nhờ của Phật từ năm mười một tuổi vì bị Dương Tam Kha truy tìm, sau đổi tên thành Ngô Chân Lưu, pháp danh là Khuông Việt, vị đại sư lừng lẫy của phái thiền Vô Ngôn Thông. Ngô Xương Xí sau đầu hàng Đinh Tiên Hoàng Đế rồi ẩn cư Châu Ái, triều đại của nhà Ngô coi như chấm dứt.

Phải vào năm Thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu đến tuổi bốn mươi, được vua Đinh Tiên Hoàng mời về kinh nhậm chức Tăng thống, nguyên khí của gia tộc mới dần vãn hồi trở lại. Tiếp đến lại có Phụ quốc nhà Lê là Ngô Tử An, vốn là đích tôn của sứ quân Ngô Xương Xí phát huy được cái diệu tài quy hoạch cầu cảng, đào sông mở lối vốn đã rất nổi tiếng nhưng bị c·hôn v·ùi bao năm trong biến loạn của nhà họ Ngô nên cũng dần giành lại được cái hào quang của một thế gia vọng tộc.

Phụ quốc Ngô Tử An chính là người đã chỉ huy công trình nạo vét nối từ sông Mã qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hòa năm Thiên Phúc thứ tư (983) để tạo ra con kênh mới cho tàu thuyền của vua nam tiến tránh cửa Thần Phù vốn nhiều gió bão. Cai diệu tài là ở chỗ Phụ quốc không phải đào một con sông mới mà tận dụng những chi lưu của những con sông vùng đó rồi khơi sâu, nắn thẳng và đào những đoạn cần thiết để tạo thành tuyến đường thủy nội địa đầu tiên của người Việt nước Nam, là phần đầu của con Kênh Nhà Lê nổi tiếng. Chín năm sau, năm Thiên Phúc thứ mười ba (992) chính ngài Ngô Tử An lại đốc suất ba vạn quân mở một con đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Đại Lài khiến cho việc di chuyển xuống phía Nam của vua tôi nước Việt hai đường thủy bộ trở nên vô cùng thuận tiện. Nhà họ Ngô cũng vươn lên thành một cự tộc trong việc quy hoạch công trình, đặc biệt là thủy lợi cũng vì lẽ đó.

Rồi đến triều nhà Lý, với chính sách thu phục người tài từ khắp nhà khắp họ, Ngô gia đã vươn lên thành một cự tộc vừa lo việc trị thủy, xây kênh làm cảng lại vừa có những mệnh quan trong triều đình rất được tín nhiệm, mà ở vị trí cao nhất chính là Khu mật sứ Ngô Đinh. Nhà họ Ngô cũng trở lại thành một dòng dõi thế gia.

Vũ vệ tướng quân Quách Thịnh được ngày nghỉ trực phiên, tay mang theo tai nải đựng chút quà bánh tới Ngô phủ thăm Sùng tiết tướng quân Ngô An Ngữ vẫn đang trọng thương nằm hôn mê. Vị tướng trẻ đi đến khuôn viên với thảm cỏ xanh mát và cây cối tươi tốt bên ngoài phủ đệ. Thấy một đám trẻ con đang vui chơi nô đùa bên ngoài, ngài gọi chúng lại tặng chút quà bánh rồi hỏi:

- Các cháu, phủ đệ phía trước có phải phủ đệ của Ngô gia đó chăng?

Một đứa lớn nhất trong đám trẻ nhận lấy quà bánh chia nhau rồi trả lời:

- Đúng rồi, đó là Ngô phủ, bọn cháu đây đều là con cháu của Ngô gia mà bác.

Quách tướng quân tươi cười rồi nói:

- A thì ra các cháu đều là con cháu của Ngô gia, thế cho bác hỏi Ngô Tuấn là cháu nào trong các cháu?

Đứa trẻ lớn đó lại đáp lời:

- Chẳng đứa nào ở đây là Ngô Tuấn cả, cái thằng ả Ngô đó chắc đang lầm lũi tắm rửa hay làm cái quái gì trong phủ thôi, có bao giờ ra chơi, mà ở đây cũng chẳng ai chơi với loại nam chẳng ra nam nữ chẳng ra nữ như nó cả.

Quách tướng quân trợn tròn mắt sửng sốt:

- Ả Ngô, ả Ngô sao, nam không ra nam, nữ không ra nữ sao?

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.