Không có điều gì gây ra những cá tính xấu ở một người bằng việc có bạn xấu, không có điều gì giúp ích cho việc tạo ra cá tính cao đẹp bằng việc có bạn tốt.
Không có yếu tố bên ngoài nào tai hại bằng việc có bạn xấu, và không có yếu tố bên ngoài nào bổ ích bằng việc có bạn tốt
Tăng chi bộ kinh.
Điện Thiên An
Cấm thành Thăng Long
Năm Thiên Thành thứ hai (1029)
Sau Loạn Tam Vương, các cung các điện trong Cấm thành ít nhiều bị ảnh hưởng. Triều đình cho san bằng điện Càn Nguyên, dựng điện mới trên nền cũ gọi là điện Thiên An với quy mô mới rộng rãi khang trang hơn. Bên trái đại điện cho dựng điện Tuyên Đức, bên phải dựng điện Diên Phúc. Hai bên sân Long Trì dựng thêm điện Quang Vũ, Văn Minh, quanh sân dựng thêm gác chuông hai bên để ai có oan ức thì đến kêu cầu, thưa kiện, bốn phía quanh sân đều xây hành lang đá.
Rồi trong Hoàng thành dựng thêm hang loạt công trình như điện Phụng Thiên ở phía trước, trên điện Phụng Thiên xây lầu Chính Dương để tính toán giờ khắc. Dựng điện Trương Xuân ở phía sau, trên điện Trường Xuân dựng Long Đồ Các làm nơi du ngoạn, ngắm cảnh. Dựng thêm điện Diên Khánh theo kiểu bát giác phía trước điện Trường Xuân để có thêm nơi vua quan bàn việc chính sự, trước sau điện đều có cầu đá gọi là cầu Phượng Hoàng.
Triều đình cũng hoàn thiện và khánh thành miếu thờ Tiên đế. Đặt thụy hiệu cho Tiên đế là Thần Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái tổ. An táng Thái tổ ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức.
Sau đó sứ thần các nước cũng lần lượt tới viếng tang Thái tổ. Sứ thần các xứ sang tới nơi thấy cung điện nguy nga, tráng lệ, giả sơn năm ngọn, hành lang bốn phía, các nơi đi qua nhân dân đều được mùa, bách tính trảy hội vui ca thì đều thầm lấy làm cảm phục.
Ngày vào đại điện Thiên An, sứ thần các nước đứng khiêm cung chầu vua mới bên các quan đại thần. Duy chỉ có sứ giả nhà Tống là Chương Dĩnh hống hách vênh mặt, tay trái cầm chiếu chỉ của vua Tống giơ cao, bước từng bước vào đại điện. Vào đứng trước long kỷ, Dĩnh dõng dạc nói:
- Phụng mệnh Hoàng đế thiên triều, đại phu Chương Dĩnh sang phúng điếu Giao Chỉ quận vương Lý Công Uẩn và sách phong Lý Đức Chính thế tập làm Giao Chỉ quận vương. Giao Chỉ quận vương tiếp chỉ.
Hoàng đế Đại Cồ Việt thấy tên này hống hách gọi cả tên húy hai vua, ngài khẽ nhăn trán, phẩy tay cho một thái giám xuống nhận chiếu chỉ, còn mình chẳng thèm nhìn xuống tờ chiếu một lần. Đoạn nhà vua vẫy một tên thái giám khác là kẻ thường dùng để phiên dịch đứng ở bên để đưa lời dù vua chẳng phải không biết Hán ngữ. Vua nói bằng tiếng Việt:
- Sứ nhà Tống thấy quang cảnh và đời sống Đại Cồ Việt thế nào?
- Cũng có dáng dấp văn hiến theo thiên triều, xứng đáng là phên dậu đứng hàng đầu của Đại Tống.
Nhà vua cười khẩy đáp:
- Phên dậu hàng đầu của nhà Tống đâu phải Đại Cồ Việt mà phải là Đại Liêu, Tây Hạ. Chẳng phải họ còn được ban Thiền Uyên Chi Minh, rồi Cảnh Đức Hòa Nghị đó sao. Ta còn được tin năm ngoái Lý Nguyên Hạo của nhà Tây Hạ còn cầm hòa nghị sang chầu và sang đến tận Cam Châu rồi đó, chắc sắp đến Biện Kinh tới nơi.
Chương Dĩnh nghe qua phiên dịch thấy vua nhắc đến minh ước khiến nhà Tống phải triều cống nhà Liêu, rồi cái hòa ước mà Tây Hạ mới năm ngoái phản bội lại, cho quân đánh tới tận Cam Châu thì giận tím mặt, không biết trả lời thế nào. Đám sứ thần các nước cùng văn võ bá quan ở dưới, thậm chí cả mấy kẻ thái giám, cung nữ cũng cười khúc khích.
Nhà vua lúc này nói:
- Thôi sứ nhà Tống về bẩm lại với Thiên tử, Quốc vương Đại Cồ Việt rất cảm kích trước tấm lòng của thiên triều, sang năm sẽ cho sứ sang đáp lễ và mang chút ít quà mọn biếu lên Đại Tống. Sẽ toàn là lễ hậu để nhà Tống còn tiếp đãi hai phên dậu hàng đầu là Đại Liêu và Tây Hạ.
Rồi vua nhìn xuống đám Cấm vệ quân, chỉ vào mấy tên trông vẻ mặt dữ tợn nhất, mắt xếch, râu xồm ban lệnh:
- Cấm vệ quân, đưa sứ thần nhà Tống về phòng khách, nhớ tiếp đón cẩn thận chu đáo.
Đám kia chắp tay lĩnh chỉ rồi trợn trừng mắt áp sát vào Chương Dĩnh nói:
- Đại sứ thiên triều, mời!
Chương Dĩnh mặt cắt không còn một giọt máu, lẽo dẽo quay người bước ra lọt thỏm giữa bốn tên ngự tiền thị vệ như con thỏ đế kẹp giữa lũ sài lang.
Trong buổi chầu sau, khi các sứ thần đã lui, vua cũng sai Tam sảnh cùng Khu Mật Viện chuẩn bị đồ cống, đồ lễ để năm tới Đại liêu ban Lê Ốc Thuyên, Viên ngoại lang Nguyễn Viết Thân sang phương bắc đáp lễ nhà Tống.
Trong một buổi chầu sớm, vua ngự trên Long Kỷ bàn chính sự cùng triều đình. Các quan tấu:
"Thái tử là gốc của thiên hạ, gốc vững thì thiên hạ yên, xin Thánh thượng sớm chọn con nối hiền lập ngôi Thái tử để thỏa long mong của thiên hạ"
Vua chuẩn tấu sách phong hoàng tử Nhật Tôn làm Thái tử, cho dời sang ở Đông cung.
Xong việc sách phong Đông cung, Khu Mật Sứ Ngô Đinh khẩn cấp trình tấu:
- Bẩm Thánh thượng, giáp Đản Nãi đang m·ưu đ·ồ tạo phản. Nguồn tin từ Ái Châu gửi về Khu Mật Viện cho biết Quản giáp đang chiêu mộ binh mã, thậm chí c·ướp b·óc của dân lành để bổ sung lương thảo, mưu dấy loạn từ phía Nam. Mong Thánh thượng ban quyết sách.
Hoàng đế hỏi:
- Đản Nãi làm phản hà cơ làm sao các khanh có biết chăng?
Ngô sứ trả lời:
- Bẩm Thánh thượng, theo nguồn tin báo về thì đám quan tướng ở giáp kháo nhau Đản Nãi năm nay khác với các nơi, có dịch sâu bệnh, mùa vụ thất bát, dân đói khổ trở nên hung hãn. Rồi lại có thông tin lan truyền rằng Triều đình chuyển đại cảng lên Vân Đồn nên việc buôn bán thương mại quanh mấy châu sẽ suy giảm, tương lai sẽ còn khổ hơn nên đám dân đen đều hùa cả theo quản giáp để m·ưu đ·ồ tạo phản.
Hoàng đế phê:
- Đại cảng xây ở Vân Đồn là cảng lớn hơn để đón tàu bè to hơn, số lượng nhiều hơn chứ có đóng cảng tại Ái Châu, Hoan Châu, Diễn Châu đâu mà sợ suy giảm. Không xây đại cảng mới thì cả mấy châu đó cũng chẳng thể nào đón hết được lượng tàu bè đang tăng lên rất nhiều. Tương lai việc thương mại ở Vân Đồn và các cảng cũ sẽ tăng chứ suy giảm làm sao được. Được rồi, lần này trẫm sẽ thân chinh đi Đản Nãi một chuyến xem sao. Các khanh gia có ý kiến gì không?
Định Thắng tướng quân Nguyễn Khánh bước lên tấu:
- Bẩm Thánh thượng, đã có m·ưu đ·ồ tạo phản thì triều đình nhất định không thể bỏ qua, thần cúi xin Thánh thượng chuẩn bị binh mã đánh Đản Nãi thật nặng để làm gương cho các châu, các giáp khác.
Hoàng đế còn suy ngẫm chưa trả lời thì Bát lang hoàng tử Lý Nhật Quang tấu:
- Bẩm Thánh thượng, dẹp loạn thì tất nhiên là phải dẹp rồi. Tuy nhiên, nếu chỉ khăng khăng đánh g·iết thì thần sợ sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề ở Đản Nãi. Dân thì đói khổ vì hung kiệt mất mùa, quan thì ngu dốt không biết bảo ban, lý giải cho dân hiểu. Thần cúi xin Thánh thượng xuất chinh lần này mang thêm nhiều lương thực để cứu tế dân đen rồi tìm cách làm sao cho dân hiểu Triều đình không bao giờ bỏ rơi Hoan Ái, thương mại của Hoan Ái sẽ vẫn được quan tâm thì mọi việc sẽ thấu đáo hơn.
Hoàng đế gật đầu đáp:
- Ý Bát lang vẫn là rất hợp với ý của trẫm. Nếu cứ đánh g·iết thì người dân vốn đã khổ lại còn khổ hơn, tất càng oán hận triều đình, đẩy họ vào đường cùng thì họ càng liều mình chống trả, không lẽ triều đình lại g·iết hết dân. Lần này xuất quân, Bát lang hãy đi cùng với trẫm để tìm hiểu kỹ căn nguyên và tìm phương sách để ứng phó.
Bát lang hoàn tử chắp tay:
- Thần tuân chỉ.
Hoàng đế gật đầu rồi nói tiếp:
- Khai Quốc Vương tiếp chỉ.
Khai Quốc Vương bước lên tiếp chỉ. Hoàng đế nói:
- Khanh lập tức về Trường Yên phủ chuẩn bị thuyền bè binh mã, lương thảo. Chờ quân của triều đình đến Trường Yên sẽ hợp quân tiến về Ái Châu.
Khai Quốc Vương cúi đầu đáp:
- Thần tuân chỉ.
Hoàng đế nói tiếp:
- Lê Phụng Hiểu tiếp chỉ.
Lê Phụng Hiểu bước lên, Hoàng đế nói:
- Lê Phụng Hiểu lập tức chuẩn bị binh mã, thuyền bè, lương thực ở Thăng Long để tiến về Đản Nãi. Nhớ chuẩn bị thêm thuyền chở lương, phối hợp cùng Khu mật viện và Bát lang tính toán số lượng lương dân Đản Nãi để phân phối lương thực cho phù hợp.
Lê Phụng Hiểu đáp:
- Thần tuân chỉ.
Hoàng đế lại nói:
- Nguyễn Khánh, Quách Thịnh, Dương Bình tiếp chỉ.
Nguyễn Khánh, Dương Bình, Quách Thịnh bước lên:
- Các khanh chuẩn bị binh mã để phối hợp cùng Lê Phụng Hiểu tướng quân theo trẫm Nam chinh.
Cả ba đồng thanh hô:
- Thần lĩnh chỉ.
Hoàng đế ban chi tiếp:
- Lý Nhân Nghĩa tiếp chỉ.
Lý Nhân Nghĩa bước lên:
- Lần này ta phong Đông cung Thái tử làm Giám quốc. Lý tướng quân cùng các quan tướng khác hãy lưu thủ kinh sư để phò trợ cho Đông cung.
Lý Nhân Nghĩa lĩnh chỉ.
Giao việc xong hết cho các tướng lĩnh vua ban bãi triều.
Vài ngày sau, quân triều đình theo vua trừ phản ở Đản Nãi, hội quân với phủ Trường Yên do Đào Văn Lỗi thống lĩnh tiến về Châu Ái. Khai Quốc Vương ở lại trấn thủ thành Hoa Lư.