Khu Mật Viện

Chương 4: Q1. Chapter 2.1. Phò mã áo chàm



Q1. Chapter 2.1. Phò mã áo chàm

Quỷ môn quan quỷ môn quan

Thập nhân khứ nhất nhân hoàn

Ngạn ngữ cổ Hoa Hạ

Bến Giang Tân

Sông Thiên Phù

Kẻ Bưởi

Phía tây thành Thăng Long

Kẻ Bưởi là vùng ngoại thành phía tây Thăng Long, một vùng đất rộng mênh mông bát ngát. Ở đây có hai làng nghề rất nổi tiếng được chính Thánh thượng ban tên, đó là làng dệt lĩnh Nghĩa Đô, chuyên vải lễ phục và làng giấy Bái Ân, chuyên vẽ sắc phong. Ngã ba sông Tô Lịch, Thiên Phù chính là ranh giới giữa nội thành với hai làng đó, và ở chính giữ ngã ba sông, là bến Giang Tân.

Sông Thiên Phù tách ra khỏi sông Nhị Hà ở làng Nhật Chiêu, chảy từ bắc xuống nam, cong cong như một dải lụa ôm lấy phía tây của hồ Dâm Đàn, chảy qua cánh đồng Xuân Đỉnh, qua động Già La rồi gặp sông Tô ở chính bến Giang Tân này.

Bến Giang Tân, một cửa ô, hay còn gọi nôm na là ô Bưởi, cùng với cửa Tây Dương, một cửa cống là hai cửa phía tây của thành Thăng Long. Cửa Tây Dương chính là nơi sông Kim Ngưu tách thành một nhánh từ sông Tô Lịch để tạo thành con hào tự nhiên men theo chân đê La Thành phía nam kinh đô. Nếu gọi bến Triều Đông Hòe Nhai là bến Đông Bộ Đầu, bến đường bộ đầu tiên ở phía đông kinh thành thì gọi bến Giang Tân này là Tây Bộ Đầu cũng chỉnh, và phía Tây chỉ có một bến đường bộ duy nhất.

Thật ra phía trên bến triều Đông Hòe Nhai còn một bến nữa nhưng nay đã đóng không còn dùng, đó là bến Yên Tĩnh. Bến này vốn là bến bên cửa ô Yên Tĩnh của La Thành thông thẳng đường xuống cửa bắc của Hoàng Thành. Thời nhà Đường đô hộ, cửa này lại là cửa chính, mọi công trình trong La thành thời đó đều quay mặt về hướng bắc để tỏ lòng chầu về thiên tử. Đến thời nhà Đinh và nhà Lê, một vị đại thần khai quốc đức cao phúc dày tên là Lưu Cơ, lãnh chức Đô hộ phủ sĩ sư, đã cai quản Đại La trong hơn bốn mươi năm và đồng loạt dần dần chuyển hết hướng công trình của tòa đô hộ phủ cũ và các công trình khác trong Đại La ngược lại nhìn về phía nam, lưng quay hướng bắc.

Cửa và bến Yên Tĩnh từ đó bỏ hẳn không dùng nữa, thậm chí cửa bắc hoàng thành cũng ít sử dụng luôn. Kể cả khi sứ phương bắc sang vào thành cũng chuyển sang cửa đông hoặc cửa nam. Khu vực phía bắc hoàng thành sau đó được kiến thiết thêm hoàng loạt những cung điện nữa ở hậu cung như cung Thúy Hoa dành cho các vương phi, cung tần, hay điện Hàm Quang làm nơi vua quan ngự để xem đua thuyền trên sông Cái. Giới hạn phía bắc kinh thành lên đến tận chỗ đặt cũ của chùa Khai Quốc ở thôn Yên Hoa, cũng là giới hạn của thành Long Biên hay Tô Lịch Giang Thành từ thời Lý Nam Đế Lí Bí được xây dựng gần năm trăm năm trước.

Vị đại thần Lưu Cơ sau này trở thành nguyên lão năm triều vua, ba triều đại, được ví như người trao lại chìa khóa thành Đại La cho nhà họ Lý để kiến thiết kinh đô Thăng Long. Bến Triều Đông trở thành bến đường bộ chính yếu đầu tiên trong mười hai bến dọc sông Nhị Hà của kinh thành, gọi là Đông Bộ Đầu. Thánh thượng xuất hoặc về thành cũng đều đi qua bến ấy, sau có lệ quan viên trồng hai hàng cây hòe ở con đường dẫn ra bến để cầu phúc cho Thánh thượng và cầu quốc thái dân an. Cái tên Hòe Nhai, ghi chữ là Hòa Nhai, con đường trồng đầy cây hòe ra đời từ đó.

Nếu bến Đông Bộ Đầu là bến giao thông tổng hợp thì Tây Bộ Đầu Giang Tân này là bến dùng cho việc binh là chính vì con đường thông từ cửa bến tới hoàng thành đi ngang qua khu binh lính đóng quân ở phía tây kinh thành gọi là khu Thập Tam Trại. Khu mười ba trại lính phía tây này giới hạn phía đông là dòng Ngọc Hà bắt nguồn từ ô Thụy Chương, chạy xuôi xuống sát cửa tây của hoàng thành rồi đổ ra cửa Hào Nam của kinh khành. Đây là khu quy hoạch riêng cho việc rèn quân, luyện tướng, cưỡi ngựa, thuần voi, binh bị, hậu cần của kinh thành, xung quanh các trại là vô số những làng nghề mà người dân lấy làm sinh kế.



Đứng trên những gò đê cao trong nội thành ở bến Giang Tân nhìn ra sông Thiên Phù có thể thấy ánh đèn lồng bập bùng từ xa xa. Chín con thuyền nữa đang dong buồm nhằm hướng Giang Tân thẳng tiến. Một soái thuyền mười tám tay chèo đi đầu ở giữa, hai thuyền mông đồng hai lòng hộ tống hai bên và sáu lâu thuyền chia hai hàng nối đuôi sau chót. Trên mũi soái thuyền cũng cắm ba lá cờ hiệu, một lá cờ tang, một lá cờ đỏ tam giác thêu hình đại bàng núi màu đen có mào rất dài và một lá cờ ngũ sắc thêu chữ Thân màu đen trên nền xám. Thuyền bọc đồng sơn son th·iếp vàng thể hiện đó là thuyền của nhà có thế lực lớn về dự tang thiên tử. Cao cao trên cột buồm lớn nhất, nơi treo đèn lồng còn thấp thoáng có bóng đôi chim đại bàng núi bay lượn quấn quít nhưng tuyệt nhiên không kêu dù chỉ một tiếng.

Soái thuyền, ở giữa và hai đầu, có ba cột buồm lớn. Khoang chia ba tầng sàn, hai bên có bậc thang lên xuống, mũi thuyền khắc hình đại bàng núi như lá cờ, hai bên mạn thuyền lính giáp mây đứng hai bên mỗi bên năm người. Phần sàn trên mũi thuyền đặt một chiếc bàn lớn với một chiếc ghế bành to. Một người to lớn, mặt vuông, mắt xếch, lông mày rậm, râu cằm dài, ăn mặc theo lối miền ngược áo chàm đai đen, khoác chiếc áo choàng lông hổ vằn vện đang ngồi trên ghế. Một thiếu niên trẻ tuổi cũng cao lớn, đôi mắt sếch và cặp lông mày thì giống người ngồi y như đúc, nhưng mũi dài trán cao, có phần tuấn tú hơn, cũng mặc bộ đồ chàm, áo choàng đen, buộc khăn ngang trán đứng hầu phía sau. Bốn người hầu cận mặc áo chàm vạt ngắn, đầu chít khăn chia hai hàng đứng hai bên.

Người ngồi ghế bành thò tay lên đĩa trên bàn đặt nào là xôi ngũ sắc, nào bánh nào mứt nào rượu, bốc một miếng mứt đưa lên miệng ăn, rồi một tay mút ngón tay, tay kia vẫy vẫy thanh niên đứng sau rồi chỉ lên đôi chim đang bay trên đỉnh buồm chậm rãi nói:

- Cái loài đại bàng này nó là cái loài chim vua chim chúa. Nó có những nguyên tắc của riêng mình, và không gì có thể làm nó thay đổi được.

Người thanh niên đứng sau buông "Dạ" một tiếng, người kia nói tiếp :

- Bay thì phải bay riêng một tầng trời, nó không bao giờ bay cùng tầm với những loài se sẻ, chim yến, chim nhạn hay những loài không bao giờ có thể sánh bằng nó đâu.

Thanh niên chăm chú nhìn theo và gật đầu. Người to lớn trên ghế bành lại tiếp:

- Vì tầm nhìn rất xa nên khi ở trên cao nó soi xét con mồi rất tập trung, yên lặng, cẩn thận và kiên trì, khi quyết định t·ấn c·ông thì thôi con mồi khỏi kịp chạy. Hỡi ôi, tốt nhất đừng có gì chen vào giữa nó với con mồi, nó sẵn sàng xuyên thủng mọi thứ trên đường bay để đạt được thứ mình muốn.

Thanh niên gật đầu khẽ dạ, người kia lại nói:

- Ông chim vua này đặc biệt thích bão, càng bão nó lại càng bay, càng bão lại càng bình tĩnh, đạp lên bão để bay cao hơn. Ai chao. Trong khi những loài khác đến lúc đó là rủ nhau đi vào khe vào hang mà trốn. Chẳng phải là nó được trời ban làm vua của không trung thì còn gì nữa.

Người ngồi ghế ngước lên nhìn thanh niên đứng sau gật đầu một cái, rồi lại tiếp:

- Vì tầm nhìn rất xa nên khi ở trên cao nó soi xét con mồi rất tập trung, yên lặng, cẩn thận và kiên trì, khi quyết định t·ấn c·ông thì thôi con mồi khỏi kịp chạy. Hỡi ôi, tốt nhất đừng có gì chen vào giữa nó với con mồi, nó sẵn sàng xuyên thủng mọi thứ trên đường bay để đạt được thứ mình muốn.

Thanh niên gật đầu khẽ dạ, người kia lại nói:

- Ông chim vua này đặc biệt thích bão, càng bão nó lại càng bay, càng bão lại càng bình tĩnh, đạp lên bão để bay cao hơn. Ai chao. Trong khi những loài khác đến lúc đó là rủ nhau đi vào khe vào hang mà trốn. Chẳng phải là nó được trời ban làm vua của không trung thì còn gì nữa.



Người ngồi ghế ngước lên nhìn thanh niên đứng sau gật đầu một cái, rồi lại tiếp:

- Còn về miếng ăn nhé, nó chỉ ăn thịt tươi thịt sống, và tốt nhất là thịt nó tự săn được. Xời, thịt ôi thịt thiu thịt cũ thì thà c·hết đói nhé, còn lâu. À mà tất nhiên, nếu có thằng chủ thì tất sẽ ăn của cả thằng chủ nó bón nữa, ha ha, như ta đây, ha ha, và con với mế con, ha ha.

Lại ngước lên nhìn thanh niên, người thanh niên mở to mắt rất cương nghị nhìn lại vào mắt người to lớn đang ngồi, miệng mỉm cười. Người ngồi lại với bên cạnh một cái ông điếu to bằng bắp tay, thò vào trong túi vải lấy ra một nhúm thuốc lá, thổi lửa từ cái ống mồi bé bằng hai đốt ngón tay, châm đóm rồi từ tốn đốt một điếu.

Rít một hơi thật mạnh điếu kêu sòng sọc, ông ta ung dung thả khói ra nghi ngút mặt rất khoan khái. Người ngồi vừa nhả khói vừa nói:

- Người Tày xứ Lạng mình có linh hồn đại bàng trong máu, là vương tử xứ Lạng, con phải mạnh mẽ, kiên nhẫn và tinh anh như đại bàng, Thiệu Thái ạ.

Thanh niên nhìn và khẽ nói:

- Con đã rõ, thưa pố. Con sẽ luôn ghi nhớ lời pố dạy.

Người to lớn ngồi ghế cười lớn rồi vo một nắm xôi ngũ sắc dúi vào tay thanh niên:

- Khá, ha ha, thưởng đây, thưởng đây, hay là ngồi xuống ăn với ta, làm chén rượu đi.

Thanh niên nhẹ nhàng đưa miếng xôi lên miệng ăn rồi nói:

- Đồ pố ban con nhất định phải ăn, nhưng cho con xin phép không ngồi thù tạc, trưa con đã ăn rồi, mà lại sắp vào việc lớn. Xin hẹn pố hôm sau con xin được tiếp rượu người.

Người to lớn đứng hẳn lên vỗ vai chàng thanh niên trẻ:

- Ha ha, khá lắm, khá lắm, khá hơn cha là nhà có gì nhở... à... có tốt, đúng là có ăn có học về, ha ha.

Thanh niên mỉm cười cúi đầu khẽ nói:



- Là nhà có phúc, con hơn cha là nhà có phúc pố ạ.

- À ừ phúc, là nhà có phúc. Haha. Người cha cười lớn.

Tiếng cười vẫn đang vang chưa tắt thì từ khoang thuyền có tiếng nói của phụ nữ vọng ra, thanh âm vô cùng trong trẻo:

- Vâng, hai cha con đại bàng các ông thật là có phúc.

Chàng thanh niên ngước xuống nhìn vào khoang thuyền và mỉm cười nói:

- Mế, mế đã lên, mế mạnh giỏi.

Từ trong khoang thuyền, bóng một người phụ nữ bước ra. Người phụ nữ chạc độ ba lăm ba sáu, da trắng mũi cao, mắt đen môi thắm, đầu vấn khăn mỏ quạ nhuộm chàm, khuyên vàng đeo tai, khoác áo đối khâm màu xanh lục thẫm viền hoàng kim dài đến hông, trong mặc giao lĩnh lụa đen cuốn đai thổ cẩm, đeo kiềng âm dương vàng, tay cầm quạt lông công cán tròn khắc hoa văn Đồng Cổ. Cô nhẹ nhàng bước từng bậc từng bậc lên khoang thuyền, nhìn lên người thanh niên, mỉm cười và gật đầu. Đoạn cô ngước xuống người cha to béo đang ngồi trên ghế:

- Lại áo hổ à, kh·iếp thế, sao không mặc bình thường như Thiệu Thái có phải trông nhã nhặn hơn không ông xã?

Người to béo bĩm môi:

- Ta được Thánh thượng ban ân điển mặc trang phục riêng của tộc lên thiết triều thì phải mặc cho đúng vị thế chứ. Trên đó trang trọng nó phải thế này, chả phải vua tôi dưới xuôi vẫn phải có rồng có chim trên áo đấy thôi, ta đã nghe lời bà bỏ bớt các thứ trên người đi lắm rồi đấy.

- Trang trọng gì trông gớm, mà thôi tùy ông, đừng đeo cả đống vàng lên người lên ngợm như mấy ông tộc Nùng là được rồi.

Người phụ nữ mỉm cười rồi từ tốn bước lên.

Khoang thuyền chia làm ba cấp, sàn trên mũi cao nhất là nơi mấy người đang ngồi, rồi tới sàn giữa, rồi sàn trệt. Ở sàn giữa có khoét một hốc vuông tầm năm thước mỗi cạnh chừa ra lối đi xung quanh. Hố sâu ba thước, bốn mặt thành hố đều mắc hàng rào chìa ra. Dưới hố, giữa thành gỗ bên trái khoang có một cái lỗ nhỏ bị chặn bởi cái cửa bằng song mây. Người phụ nữ nhẹ nhàng từng bước đi lên mũi thuyền chỗ mấy người khác đang đứng ngồi, đoạn nhìn sang mấy người hầu đứng hạ giọng:

- Cho con Dăng con Dời ăn đi rồi còn làm việc mấy đứa.

Người hầu mặc áo chàm ngắn đứng ngoài cùng khẽ "Dạ" rồi bước ra thành bên phải cái hố, gạt một cái cần. Cái cửa nhỏ bên hông hố có cơ quan, hé dần rồi mở hẳn ra.

Từ trong cánh cửa mây, một cái đầu nhọn hoắt đen tuyền bóng nhẫy thò ra, sau vài tiếng xì xì và dăm tia nước bắn ra từ hai cái nanh nhọn hoắt trên mõm, một con rắn hổ mang dần dần xuất hiện. Con quái vật nghểnh cái đầu nó lên, bành cái mang lớn sau hàm rồi quay đầu qua lại ba phía để cảnh giới. Ánh mắt đầu tiên dừng lại ở chiếc quạt lông công của bà chúa, màu lông mùi lông của loài thiên địch. Nó giật mình trườn vào góc xa của hố để tránh, vì đã cùng đường nên quay lại nhe nanh đe dọa.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.