Khu Mật Viện

Chương 41: Q2. Chapter 5.1. Châu mục Quảng Nguyên



Q2. Chapter 5.1. Châu mục Quảng Nguyên

Dòng họ Nùng thuộc rợ mán tại Quảng Nguyên châu, phát sinh từ phía tây nam của Ung Châu và chiếm giữ các huyện ở đó. Địa thế gồm các núi dốc và thung lũng không thể tiếp cận được, sản xuất được vàng và chu sa. Có khá nhiều người sinh sống tại đó. Họ để tóc dài và xếp vạt áo bên tay trái. Họ thích đánh nhau, ham tranh đấu và xem nhẹ c·ái c·hết. Tổ tiên là họ Vi, họ Hoàng, họ Chu và họ Nùng, những thị tộc thường xuyên t·ranh c·hấp và đánh phá lẫn nhau.

Tống sử

Liệt truyện

Man Di truyện

Quảng Nguyên châu

Thành Na Lữ

Nghiêu Sơn Lĩnh

Châu Quảng Nguyên

Phía Bắc Đại Cồ Việt

Một buổi sáng

Một kỵ sĩ khoác trên mình chiếc áo choàng đen có mũ chụp kín lên đầu, cưỡi một con ngựa nâu oai vệ bước từng bước kiệu lọc cọc qua con đường đèo khúc khuỷu dẫn tới cửa Nam của thành Na Lữ.

Tráng sĩ hít một hơi thật sâu tràn phổi cái sương gió trong vắt của miền rừng núi phía Bắc, vừa đi vừa đảo mắt nhìn ngắm địa thế xung quanh tòa thành lớn nhất châu Quảng Nguyên, còn tai thì lắng nghe từng tiếng róc rách của những thác nước, những suối nguồn, tiếng líu lo của chim kêu vượn hú từ xa xa những cánh rừng um tùm, rậm rạp, phủ một màu xanh ngắt.



Từ trên đèo nhìn xuống, dãy Nghiêu Sơn Lĩnh nằm sừng sững bên hữu ngạn sông Bằng ôm lấy cửa Bắc tòa thành, dòng Bằng Giang chảy vắt ngang qua cửa Đông. Cửa Tây và cửa Nam thì nhìn thẳng ra những cánh đồng bát ngát mà ở đó là lối ra vào chính. Nhưng để tới được hai cánh đồng có cửa chính này, khách từ tứ phương cũng phải đi qua không biết bao nhiêu đèo, bao nhiêu dốc, bao nhiêu khe sâu. Khung cảnh xung quanh tạo nên một bức tranh non nước hữu tình tuyệt đẹp mà trong đó non sông, cây cỏ như cùng cúi đầu chầu về tòa thành được xây theo hình chữ Vương uy nghi, vững chãi.

Thành Na Lữ được xây từ khi phương Bắc đô hộ nước Nam dưới thời vua Tấn Vũ Đế. Tòa thành khi đó mới chỉ được đắp bằng đất. Sau này đến thời nhà Đường đô hộ, những năm Hàm Thông, Cao Biền lãnh chức Tiết độ sứ đã cho xây lại thật kiên cố cùng với thành Đại La, thành Lạng Sơn xứ Lạng và thành Phục Hòa cũng ở châu Quảng Nguyên.

Riêng châu Quảng Nguyên đã dựng đến hai thành đủ biết châu này có vị thế quan trọng thế nào. Giữ được Quảng Nguyên đồng nghĩa với việc khống chế cả vùng khe động các châu miền núi phía Bắc, vùng các bản mường Tây Bắc Đại Cồ Việt, Bạc dịch trường ở trại Hoành Sơn và thậm chí cả những châu những huyện phía Nam Đại Tống.

Châu này lâu nay nằm dưới sự cai quản của người tộc Nùng với châu mục là Nùng Tồn Phúc. Các triều đại phương Bắc cũng không ngừng o bế, ve vãn các châu mục nơi đây để giành Quảng Nguyên về làm phên dậu bởi ngoài tầm quan trọng về vị trí, xung quanh Quảng Nguyên còn có rất nhiều những mỏ tài nguyên như vàng, bạc, đồng, chu sa...

Từ thời cha của Nùng Tồn Phúc là Nùng Dân Chú đến nay, vua tôi nhà Tống vẫn ưu ái gọi cha con họ bằng cái tên rất kêu là Mán chủ, nhà Lê và sau là nhà Lý của Đại Cồ Việt cũng trọng thị cắt cử hai cha con làm châu mục Quảng Nguyên.

Nùng Tồn Phúc vừa chiếm cứ địa lợi, vừa có tiềm lực kinh tế hùng hậu, lại được vua quan cả lưỡng quốc trọng vọng, hẳn nhiên nhà họ Nùng trở thành cự tộc có vai vế lớn nhất trong vùng. Vùng này, vàng bạc thì chẳng thiếu thế nhưng có một thứ lại thiếu, một thứ mà phải mua với số lượng rất lớn, vận chuyển cả đường thủy lẫn đường bộ một năm vài lần để phân phối cho cả các châu huyện, làng bản xung quanh, đó là muối. Mà muối thì lại là thứ mà gia tộc của người mặc áo đen đang đi đến đã từng có rất nhiều, vận chuyển lên ngược cũng không phải là chuyện quá khó khăn.

Đi qua con đèo, vượt qua cánh đồng Na Lữ, kỵ sĩ áo đen đã đến cổng lớn phía Nam của thành trại. Gã dừng ngựa ngước nhìn lên bờ thành.

Trên thành phải có hơn hai chục lính đội nói mây mặc áo đen ngắn cài vạt trái, lưng đeo nỏ, một bên hông giắt mã tấu, bên kia đeo bao tên còn tay cầm một cây đinh ba, xếp hàng ngang đứng canh gác.

Từ vọng lâu trên cửa chính, một gã mặc áo chàm, khoác áo choàng, cổ đeo kiềng nanh hổ, đầu đội mũ chụp có dáng chủ tướng bước lên, nhìn xuống và cao giọng hỏi:

- Người đứng dưới là ai? Lên đây có việc gì?

Gã áo đen đưa tay lên kéo mũ chụp đầu xuống gáy, ngước lên rồi đáp:

- Nhờ các anh em vào báo với Mán chủ, châu mục Quảng Nguyên rằng đương gia của nhà họ Trần tới có việc muốn được gặp.



Gã áo đen đó chính là cựu Thái phó, đương gia Trần Văn Tú của nhà họ Trần. Gã chủ tướng đứng trên thành nghe vậy nheo mắt nhìn lại một lần nữa, nhận ra đúng là Trần Văn Tú vì cũng đã mấy lần Tú lên Quảng Nguyên bàn chuyện làm ăn nên đáp:

- À, thì ra là Trần đương gia, đương gia chờ chút để chúng tôi vào bẩm với Mán chủ rồi sẽ mở cổng đón ngài.

Được một lúc, cổng thành trại mở ra, một đám khoảng chục tên lính hộ tống chủ tướng chạy ra đón Trần Văn Tú vào thành. Tú cũng ngay lập tức xuống ngựa dắt theo rồi cùng cả bọn vào thành Na Lữ.

Trần Văn Tú dắt ngựa theo đám người đi qua hai hàng lính áo đen đứng thẳng hàng thẳng lối hai bên cổng Nam, gã chủ tướng đi sát ngay bên cạnh, gã nhìn sang Tú rồi nói:

- Cũng mấy năm rồi mới thấy đương gia lên thăm. Hẳn phải có việc gấp quan trọng thì ngài mới đích thân lên ngược đấy nhỉ. Mán chủ nghe tin đã thu xếp ra chờ ngài ở nhà lớn.

Trần Văn Tú đáp:

- Đúng là có việc gấp cần bàn với Mán chủ, cảm ơn người anh em đã báo tin rồi cất công ra đón.

Gã kia đáp:

- Ấy c·hết, ơn huệ gì. Đương gia là khách quý của Mán chủ. Tiếp đón là trách nhiệm của tôi.

Nói rồi hắn nhìn sang hất hàm ra hiệu cho một tên lính tới dắt ngựa cho Trần Văn Tú rồi hai người sánh đôi rảo bước đi tiếp. Đi qua bãi quân lính đóng ở gần cổng là vào bản làng của dân cư trong thành. Văn Tú nhìn sang những căn nhà sàn, nhà đá với bao ánh mắt hướng ra của những người phụ nữ Nùng đang quay sợi dưới hiên, những chàng trai đang mài rèn gần giếng, những cụ ông cụ bà đang ngồi ngoài sân phơi gạo, đãi ngô, những đứa trẻ áo chàm đội mũ chụp đủ màu sắc đang chạy nhảy đùa nghịch. Tú mỉm cười gật đầu với họ như thể hiện một lời chào và cũng được mọi người đáp lễ.

Đi sâu vào bên trong thành là tới căn nhà sàn vô cùng rộng lớn, to hơn hẳn những căn nhà khác mà người Nùng gọi là nhà chủ. Trên tường bên ngoài nhà treo đầy những tấm da hổ, da báo và cả những chiếc mẹt sặc sỡ xanh xanh đỏ đỏ vẽ lên khuôn mặt một loại dị thú với lông viền xung quanh mà người Nùng gọi là Sư Tử mèo, linh vật của họ. Trước cửa căn nhà chủ là một dải thang gỗ có ván rất rộng bắc từ dưới đất bắc lên, hai bên còn đặt hai con chó đá to lớn lực lưỡng đứng chầu. Hai người cất bước theo bậc thang đi lên nhà.

Người Nùng lựa chọn hướng nhà, rồi thiết kế xây dựng căn nhà chủ này thật khéo, bên trong nhà rộng rãi mà không khí lưu thông vô cùng thoáng đãng và mát mẻ. Có người còn nói, những căn nhà sàn hay nhà đá ở nơi đây mùa đông thì ấm, mùa hè thì lại mát mẻ vô cùng.



Hai người đi thẳng vào những gian nhà sâu hun hút bên trong với những bức vách treo đầy những da hổ, da báo, rồi cả mặt nạ đủ màu, cồng chiêng đủ cỡ. Qua mấy gian thì tới một gian nhà lớn đã có mấy người đang ngồi chờ sẵn.

Trong gian nhà có kê mấy chiếc bàn thấp, một bàn dài nhất ở giữa và bốn bàn kê dọc hai bên, đặt gần vách nhà. Có năm người mặc áo chàm đang ngồi sẵn trên những tấm đệm mỏng thêu hoa văn thổ cẩm. Ở trên bức vách sau chiếc bàn ở giữa có treo một tấm da hổ trắng, trên nữa là một tấm mặt nạ Sư Tử Mèo và cao hơn là một tấm gỗ phẳng chìa ra đỡ lấy một bức tượng Quan Âm màu nâu đất được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ.

Sau chiếc bàn ở chính giữa, một người đàn ông đang ngồi bệt trên tấm đệm, chân phải co đầu gối chống ngang ngực, tay phải gác lên đầu gối, tay kia chống xuống đất dỡ lấy cả cơ thể nghiêng nghiêng, dáng vẻ suồng sã nhưng vẫn toát lên một phong thái vô cùng uy nghi.

Người này để tóc buông xõa xuống tận bụng. Đôi mắt sếch sắc như dao cạo và hai hàng lông mày cực kỳ dài, dài xuống tận má, cằm cũng để râu được cắt tỉa cẩn thận. Trên người gã đeo đầy những kiêng vàng, lắc vàng, khuyên vàng, cả năm ngón tay cũng đeo nhẫn vàng sáng quắc. Gã chính là Mán chủ Nùng Tồn Phúc, thủ lĩnh của người Nùng ở Quảng Nguyên. Bốn người ngồi cùng cũng vận áo chàm mỗi bên hai bàn, đều là những kẻ hình dong dữ tợn, hàm én mày ngài.

Nùng Tồn Phúc đưa tay lên trước mặt chỉ vào một tấm đệm đã để sẵn đối diện sát bàn của mình rồi ôn tồn nói:

- Quý hóa quá, đương gia họ Trần hạ cố lên thăm, mời đương gia ngồi.

Trần Văn Tú cũng chắp tay lên đáp lễ rồi bước tới ngồi xuống tấm đệm và nói:

- Vâng, đa tạ Mán chủ, cũng mấy năm rồi Văn Tú mới có dịp lên ngược thăm ngài, dưới kia mấy năm rồi nhiều việc quá.

Nùng Tồn Phúc đưa con mắt ngắm Văn Tú một lượt từ đầu tới chân rồi cười cười nói:

- Đương gia lặn lội đường xa lên đây chắc chẳng phải chỉ để thăm lão phu đâu nhỉ? Chẳng hay có việc gì? Đương gia tính tăng giá muối chăng?

Tú nhìn thẳng vào mắt Nùng Tồn Phúc và đáp:

- Đúng là có việc thật, mà việc liên quan đến muối thật.

Nói xong Tú đảo mắt một lượt liếc sang hai bên. Nùng Tồn Phúc hiểu ý liền nhìn mấy người ngồi bàn, xua tay tay một cái. Tức thì cả bọn đứng lên lui ra ngoài. Phúc lại gọi với tên thuộc hạ vừa dẫn Văn Tú vào nói:

- Ra lấy mâm rượu mang vào đây.

Tên kia liền dạ một tiếng rồi chạy ra gian ngoài bê vào một mâm rượu. Trên mâm sắp một bình rượu lớn, hai cái bát sứ đều màu trắng với hoa văn tinh xảo, hai chiếc thìa cũng cùng màu luôn. Trên mâm còn một địa vịt quay phết mật ong rừng vàng rụm và hai cái bát ăn, hương mắc mật tỏa lên thơm phức. Gã đặt mâm rượu lên bàn rồi lui ra.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.