Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân
chớ không chịu khom lưng làm tì th·iếp cho người ta.
Bà Triệu
Triệu Thị Trinh
Sông Thiên Đức
Bến Lục Đầu
Bến Lục Đầu là nơi hội tụ của sáu con sông lớn tỏa đi khắp vùng núi phía bắc và duyên hải phía đông của Đại Cồ Việt. Bốn con sông lớn từ thượng nguồn phía bắc đổ về đây được gọi là Tứ Đức. Trong đó Nhật Đức, Minh Đức đổ về từ Lạng Châu, Nguyệt Đức đổ về từ Thái Nguyên, Thiên Đức đổ về từ sông Cái. Từ đây, các con sông lại chia hai hướng thành sông Kinh Môn đổ ra cửa Bạch Đằng và sông Thái Bình đổ xuống Sơn Nam ra biển. Từ bến Lục Đầu, đi đường sông Thiên Đức là con đường thủy ngắn nhất để ngược dòng về Thăng Long.
Chín con thuyền lớn nữa cũng đang nối đuôi nhau tiến về kinh đô. Cũng vẫn là đội hình một soái thuyền, hai mông đồng và sáu lâu thuyền đi cuối. Soái thuyền trên mũi cũng cắm ba lá cờ, một lá cờ tang, một lá cờ ngũ sắc thêu chữ Đào màu đen trên nền đỏ thắm, và một lá cờ thêu hình Thái Long giống hình khắc trên sườn tàu. Thái Long cũng là một loài rồng nhưng là rồng biển, được cho là thường bơi dưới nước chứ không bay được, loài rồng thường là hiệu tượng của các bậc công thần thạo thủy chiến, thường được khắc lên mũi thuyền của gia tộc và được xăm ở bắp đùi của thủy quân.
Trên khoang soái thuyền có bóng một người đàn ông trung niên dáng vẻ cường tráng, mặt vuông chữ điền, mặc áo viên lĩnh tía, đầu vấn khăn, tóc mai bám xuống tận gần cằm, nước da ngăm đen cháy nắng nhưng đôi mắt sáng lóa tinh anh, đang nhẹ bước trên hành lang. Đoạn người đàn ông dừng lại ở cửa một căn phòng trên khoang, gõ nhẹ mấy tiếng lên cánh cửa gỗ rồi cất tiếng thanh âm vừa phải:
- Công chúa! Công chúa! Là ta đây, đã sắp đến kinh thành, mời công chúa dậy sửa soạn.
Từ trong phòng, một giọng nữ trong trẻo mềm mại vọng ra:
- Phải là quan Thái bảo đó không, chàng cứ vào, chỗ này còn có ai đâu, chúng ta có gì phải ngại với nhau nữa?
Người đàn ông khẽ kéo cửa gỗ tiến vào trong phòng.
Căn phòng rộng rãi kê một chiếc bàn thấp cùng một chiếc phản lớn. Trên phản là một người phụ nữ tầm gần bốn mươi, xiêm y vẫn chưa thay, vẫn chỉ có chiếc yếm ở trên và thường ở dưới, da trắng ngọc ngà, dáng người yểu điệu như tiên giáng trần. Nàng ngước đầu dậy từ chiếc gối thêu loan phụng, mắt sáng long lanh, mũi cao miệng thắm thật là bậc quốc sắc thiên hương, đoạn nàng cất giọng:
- Nãy ta có nhìn qua cửa sổ tuy trời tối nhưng cũng thấy thuyền vừa đi qua bến Lục Đầu, với tốc độ thế này thì chắc cũng phải cả canh giờ nữa mới đến kinh đô. Hay là chàng ôm lấy ta một lúc nữa được không, ta chênh vênh quá?
Người đàn ông đáp:
- Ta còn việc phải thu xếp với đám quân binh, vả lại cũng sắp tới bến cuối, nếu có người trông thấy e rằng không tiện.
Người phụ nũ thấy thế che miệng cười khúc khích, dáng điệu lại càng thanh tao thoát tục. Người đàn ông hỏi lại :
- Có gì đáng cười sao?
Người phụ nữ ngước lên, vừa mỉm cười vừa nói:
- Đường đường là quan Thái bảo mà lại phải đêm hôm luồn mò, sáng ra lại phải rời sớm. Ngài là cánh tay phải của Đông cung thái tử, chống Tống phá Chiêm xa trường thì không sợ lại sợ chuyện the phòng. Ngài chưa vợ, ta thì mất chồng đã lâu, có gì phải ngại?
Người đàn ông khẽ cười đáp:
- Mọi việc đâu có đơn giản là sợ hay không sợ công chúa, nhưng thời điểm này là chưa thích hợp. Đang có chuyện lớn ta e sẽ có người dòm ngó, nói ra nói vào ảnh hưởng đến đại cục. Mọi việc cấm cung đều phải cẩn trọng. Muôn lẽ cư xử giao thiệp trong cung ta đều cẩn thận hỏi han công chúa trước cũng chẳng phải là để giữ phép tắc hòa khí hay sao. Thời điểm này không nên trở thành đề tài công kích của đám nho gia, thậm chí những đám chẳng phải nho gia cũng rất muốn kiếm cớ để công kích Thạc Phụ này đấy.
Người phụ nữ nói:
- Mọi việc chàng đều hỏi ta nghe ta, nhưng là mọi việc của chàng, còn việc của ta, thứ ta mong muốn thì chàng có nghe ta đâu. Chàng nói cứ như thể ta có thể sai khiến chàng làm điều gì vậy. Những gì Thái bảo muốn làm thì Thái bảo mới làm, ta chắc chắn điều đó. Đây, ngay lúc này ta muốn vòng tay người đàn ông của mình một vài khắc thôi mà có được đâu. Mà đám nho gia thì làm sao?
Nàng nói đến đó thì cười khẩy rồi tiếp:
- Có những điểm nho học rất được việc, nhưng cũng có những điểm chẳng hợp lý với người Nam chút nào. Ta nghĩ Đại Cồ Việt cần con chữ, mặt chữ thôi, còn giáo lý thì phải xét, cho nên Thái bảo cũng không phải để tâm quá nhiều đến sự công kích đâu. Ví như đàn bà cứ bị áp ba cái tam tòng vào cổ, ta thấy nó chỉ để làm lợi cho đám quân gia trưởng, xâm lược, c·ướp nước thôi, g·iết hết cả chồng cả con người ta rồi bắt tam tòng, tòng đi đâu. Mà nó còn đại diện cho lòng tham, cho nghiệp chướng khao khát sở hữu không giới hạn. Rồi ta sẽ sớm tâu với tân vương tác thành cho hai chúng ta, để xem bọn nho gia nó lợi hại cỡ nào và ý kiến gì.
Người đàn ông nhẹ nhàng bước lên phản, chàng ngồi xuống, vòng tay ôm lấy người phụ nữ, đặt lên trán nàng một nụ hôn rồi nói:
- Chắc chắn sẽ đến thời điểm đó. Đến ngày đó chính ta sẽ nói và xin tân vương tác thành cho chúng ta. Nàng lại thắng ta rồi đó, ta đã lại phải lên giường ôm lấy người phụ nữ của mình dù còn bao nhiêu việc đang chờ ta ngoài kia.
Người phụ nữ rúc đầu vào ngực người đàn ông rồi vừa cười vừa buông tiếng thủ thỉ:
- Ta thử chàng thôi, trêu đùa chút cho tỉnh ngủ thôi, thế này là ta mãn nguyện lắm rồi, thôi chàng đi lo sắp xếp việc binh đi, ta cũng dậy sửa soạn vào lễ. Ta mong lại sớm được trong vòng tay Thái bảo nằm thuyền ngắm núi ngắm biển ngoài khơi Vân Đồn, giờ ta chỉ cần có thế thôi.
Người đàn ông mỉm cười buông tay đứng dậy, đoạn bước ra cửa chàng quay lại nhìn người phụ nữ gật đầu, cả hai cười với nhau một tiếng nữa rồi mới khép của phòng rời xuống cuối thuyền.
Người phụ nữ nằm trong khoang thuyền đó chính là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa, con gái cả của Thánh thượng. Mười tám năm trước công chúa được gả làm vợ của khai quốc công thần Thái sư á vương Đào Cam Mộc. Nhưng được sáu năm Thái sư q·ua đ·ời, để lại người vợ trẻ với gia tộc họ Đào trấn thủ cả một vùng sông nước rộng lớn kéo dài từ Cổ Loa ra đến Hải Đông. Đào Thái sư vốn đã là công thần của tiền triều là nhà Lê, sau lại thu xếp để nhà Lý thay ngôi nhà Lê một cách êm thấm, máu không vương một giọt, dân không than một câu, công đức lớn lao nên được truy phong tước Nghĩa tín hầu chức Thái sư á vương, nghĩa là sau một người trên muôn người vậy.
Gia tộc họ Đào ngày một lớn mạnh, nhân tài ngày càng xuất hiện nhiều, tàu thuyền và kho bãi lấp kín mạng lưới đường thủy từ đất phong là thành Cổ Loa qua lộ Hồng đến hết cả lộ Hải Đông, trở thành Gia tộc đứng hàng thứ nhất trong Thế gia bát tộc ở triều đại nhà Lý, danh giá chỉ xếp sau nhà họ Lý.
Người đàn ông kia thì là người em trong họ của Thái sư, hiện đương chức Thái bảo, tên là Đào Thạc Phụ. Họ Đào sau khi Á vương q·ua đ·ời thì có người em họ Đào Thạc Phụ này là có triển vọng lớn hơn cả. Thái bảo văn võ song toàn, tính tình khẳng khái chính trực, lại đặc biệt giỏi về thuyền bè, mạnh về thủy chiến, từng dẫn đầu đoàn sứ thần sang thăm viếng nhà Tống ngay từ năm thứ Thuận Thiên thứ ba, rồi lại từng làm phó đô đốc cho cuộc chinh phạt Chiêm Thành của Thái tử, tiếng tăm lẫy lừng nam bắc.
Gia tộc họ Đào còn có hai người con riêng của Thái sư là Đào Lôi, Đào Điện đều được phong tướng trấn giữ vùng đất quan yếu Hải Tần Phòng Thủ ở cửa biển Bạch Đằng, nơi mà năm xưa đã làm nên chiến thắng lẫy lừng chống quân Nam Hán của Ngô Vương Quyền và trận đại phá quân Tống của Đại Hành hoàng đế. Thêm nữa, hai người em họ của Thái bảo là Thiếu bảo Đào Xử Trung và Trừng Hải quân hỏa đầu tướng Đào Văn Lỗi cũng toàn là những nhân vật có quyền cao chức trọng, rất được Thánh thượng và triều đình tín nhiệm.
Thái bảo Đào Thạc Phụ rảo bước xuống mạn đuôi soái thuyền, mở của vào một khoang phòng khác. Trong phòng có đám mấy chục người xếp hàng vuông vắn, đều cởi trần đóng khố, kẻ cắt tóc cắt ngắn, người đầu trọc hoặc búi tóc gọn gàng, bắp đùi họ đều xăm thái long, trên người thì có xăm trống đồng và những hình xăm khác mỗi người một kiểu. Có một người đứng riêng ra ở đầu hàng, dáng người thon gọn nhưng vô cùng săn chắc, đùi phải xăm thái long, vai trái xăm hình mặt trống đồng, mặt mũi sáng sủa, trán cao dựng đứng xăm ba chữ Thiên Tử Binh, thân hình cháy nắng đen nhãy. Người đó thấy quan Thái bảo tới thì hô lớn:
- Tham kiến quan Thái bảo.
Đám quân cởi trần chắp thay hô theo. Đào Thạc Phụ gật đầu rồi tiến tới trước mặt vỗ nhẹ lên vai người đứng đầu:
- Câu liêm, thừng xích, v·ũ k·hí, quân dược đã chuẩn bị đầy đủ chưa Văn Lỗi?
Người đứng đầu đám người đó chính là Trừng Hải quân hỏa đầu tướng Đào Văn Lỗi. Là một hỏa đầu tướng của cấm quân nhưng được biệt phái khâm mệnh đi trấn Hải Đông, phụ tá cho Thái bảo. Văn Lỗi khẽ cúi đầu:
- Mọi việc đã xong, chỉ chờ vào việc lớn, thưa Thái bảo.
Đào Thạc Phụ gật đầu nói:
- Lần này khó ở chỗ có biến mới động binh, còn bằng không thì án binh bất động rồi rút. Ngâm mình dưới hào vất vả cho anh em quá.
Văn Lỗi đáp:
- Quân lệnh như sơn, đám bề tôi cúc cung tận tụy đến c·hết còn không từ nan huống hồ là việc nhỏ này. Mong Thái bảo yên tâm, Đào Văn Lỗi cùng các anh em lấy đầu mình ra đảm bảo kỷ luật không sai một ly một tấc.
Thái bảo gật đầu hô lớn:
- Tốt, anh em vất vả rồi. Đại sự quốc gia, vận mệnh Đào tộc lần này xin phó thác cả cho các anh em.
Cả đám người đồng thanh hô lớn:
- Tuân mệnh quan thái bảo.
Đoàn thuyền một lúc cũng đến bến Hà Khẩu, trưởng kỳ trưởng hiệu hô xong thủ tục, Đào Thạc Phụ hiên ngang đứng ở mũi soái thuyền giơ Đồng Cổ Lệnh lên cho đám quan biên tịch thấy rồi hô lớn:
Đám biên tịch cúi đầu tuân mệnh, đoàn thuyền men theo sông Tô tiến đến trại thủy quân ở hồ Dâm Đàm theo cửa Thụy Chương. Mỗi con thuyền khi cập vào cảng, đám quan quân mặc giáp trên thuyền đều trám vào những vị trí bảo vệ để xung quanh nội bất xuất, ngoại bất nhập. Đào Thái bảo úy lạo thêm anh em tướng sĩ trong khoang soái thuyền một chút nữa rồi lên khoang đón An Quốc công chúa cùng đám công hầu gia tướng lên chiếc thuyền nhỏ nhập thành từ cửa Thụy Chương.