Nếu nhìn từ trên không trung xuống đúng là thiết giáp hạm mỏng Carrack Bố Chính có vẻ bầu bầu không khác thuyền buôn, vậy nó lấy đâu ra tốc độ và sự linh hoạt như tác nói. Tác lại điêu, lừa độc giả.
Gạch đá ào ào.
Không đâu đó chỉ là cảm nhận khi bước lên sàn thuyền.
Thật ra cho dù Carack được đóng theo lối lườn ngang công, đà nhưng lại là đà xéo vát, cho nên phần tiếp xúc nước của Carrack Bố Chính khá thuôn gần như chiều dài/ rộng tương đương ¼ là tỉ lệ vàng của tàu chiến. Lý Từ Huy tự tay thiết kế nó phải khác.
Cho nên phía trên thuyền sàn rộng rãi đủ nhiều người tác chiến, thuyền vẫn đủ linh hoạt.
Thật chán khi nói đến chuyện Dùng Carraco đọ cùng chiến hạm Khmer vì nó không phải cùng cấp độ. Thậm chí đánh cùng quân Nghệ An còn có thứ để nói.
Thuỷ binh Khmer cũng không tinh nhuệ, hoặc giả tinh nhuệ của họ đi đâu cả rồi.
Voi thì không thể bơi ra sông húc thuyền, mà nếu bơi ra thì người Việt cũng làm luôn món voi xào xả ớt.
Cho nên đường đi của Liên quân ngược dòng Mekong được đám thiết giáp nhẹ Carrack bảo kê cả, cứ vậy mà đi.
Chỉ tội cho mấy anh quay chân vịt của Thiệt Giáp Hạm Carack là mệt bở. Cũng may có nhiều ca thay phiên nhau nên không quá kiệt sức.
Tăng giáp nhưng giảm cột buồm trọng lượng thực tế không có tăng mà giảm xuống. Nhân viên giữ ở con số 200.
Trong đó pháo binh hạng nặng là 60 người, pháo binh 35ly là 40 người. Nhân viên phòng đạn là 10 người. Đám này toàn là chọn lựa người có thể trạng thấp nhỏ để đào tạo. Pháo binh có đánh nhau cận chiến đâu? Thấp nhỏ đẻ giảm trọng tải thuyền, trong quân sự chính quy mọi thứ đều phải tính toán.
90 người còn laii đáng lẽ trước đây có 15-20 nhân viên buồm , 40 nhân viên chèo còn lại là cận chiến nhân viên.
Nhưng lúc này cả đám đều là kết hợp chèo cùng cận chiến, thận chí lúc không chiến đấu , pháo binh cũng chèo thuyền vậy.
Như vậy có thể thấy bớt đi cột buồm Thiệt Giáp Hạm Carrack đúng là mạnh hơn rất nhiều trong thuỷ chiến cùng tác chiến biển gần.
Có thể nói là vô địch lúc này trên sông và biển cạn.
Dĩ nhiên mấy ông tướng này không phải không có điểm yếu. Nếu đối thủ biết được cấu tạo của nó thì một chiếc lưới đánh cá đủ hạ một chiếc chiến hạm này.
Thuyền nhỏ xông đến, cầm lưới đánh cá, liều chết mắc vào châm vịt. Mất động lực là toan.
Tất nhiên chân vịt bố trí không dễ tiếp cận, đó là dưới đuôi thuyền nhô ra. Nhưng đã chơi liều chết lặn xuống là vẫn có thể vô hiệu hoá được. Nhưng thôi, để quân địch nghĩ ra ý tưởng này còn lâu. Còn muốn vượt qua làn mưa đạn tiếp cận Thiệt Giáp Hạm Carrack để thực hiện ý tưởng lại là vấn đề chấm hỏi.
Nói đùa cả cái Đông Khmer rộng lớn, dân số mười mấy triệu người này chẳng nhẽ không có ai cản được đám quân của Ký sao. Vô lý vãi.
Đóng cọc ở sông Mekong có chỗ sâu cả mấy chục mét? Lại còn dăng dây xích ở dòng sông trà bá lửa này? Chờ người ngoài hành tinh xuống giúp hen.
Vả lại liên quân tiến lên quá nhanh, ngay cả có Lavo kéo chân thì 5 ngày cũng tới đích, 5 ngày có lẽ đủ để đóng cọc tre trong ao nước .. he he.
Tất nhiên người Khmer đã phát hiện quân địch tiến đến Angkor nhưng biết thì để làm gì? cứu viện bằng niềm tin, ngươi đi bộ đua với thuyền không?
Á à thuyên ngược dòng thì ăn thua gì? đi bộ nhanh hơn.
Nhầm nhầm rồi.
Đây là gần tháng bảy rồi….
Là mùa mưa đó.
Mùa mưa thì sao nào?
Mùa mưa tức là tại sông Ton Sap nước đổ ngược về biển hồ.
Vẫn không quá hiểu.
Vậy thì hỏi bọn Cẩm Y Vệ thôi.
Angkor quá xa để thâm nhập. Chỗ Ngô Khảo Ký nghỉ quân lúc này chính là hiện đại Pnom Penh thủ đô Cambodia. Nhưng thời này đã lấy kinh đô ở đây đâu mà là ở Angkor cách đây 200km nằm ở phía Bắc Biển hồ. Xa vậy thì Cẩm Y Vệ cũng chịu chưa thẩm thấu được.
Nhưng sông Mekong thì họ thẩm thấu siêu cấp rồi cho nên nắm vững dòng sông này.
Đính chính là Ký hoàn toàn không biết gì về sông Mekong, mọi thông tin hắn có được đều đến từ Cẩm Y Vệ phương Nam.
Sông Ton Sap nối thông biển hồ cùng sông Mekong đoạn hội giap chính là Pnon Penh ngày nay. Nhưng thời này Pnom Penh chỉ là mấy cái làng chài.
Vào mùa khô sông Ton Sáp thu hẹp còn trung bình 500 rộng sâu tầm 3m. Nó hút nước sông thì tử Biển Hồ đổ ra sông Mekong khiến cho mực nước biển hồ chỉ có sâu 3-4 m , diện tích hồ thu hẹp lại.
Lúc đó nếu từ sông Mekong đi vào là ngược dòng thậm chí có thể mắc cạn.
Nhưng vào mùa mưa nước con sông này lại đổi dòng. Không những không lấy nước từ Biển Hồ đi mà nó còn đem nước sông Mekong vào Biển Hồ. Thú vị chưa.
Con sông đổi dòng trong năm , lật mặt như lật bàn tay.
Sông Ton Sap lúc này sẽ rất thâm và rộng, cho nên lúc này đây Liên Quân sẽ không phải vất vả đi xuôi dòng nữa rồi.
Tất nhiên phải dừng quân để chuyển hàng.
Thuyền đáy sâu Lavo không vào sông này được. Thuyền đáy bằng Crack bố chính thâm nước 2 m thừa sức đi nhưng vẫn phải giảm trọng tải đảm bảo an toàn. Thương thuyền vận tải cũng hết tác dụng vì lúc này đi vào là chiến. Thương thuyền đi vào thương vong vô ích.
Cho nên binh sĩ Khmer được cho hết qua. Thuyền đổ bộ đặc sản Đại Việt.
Đám thuyền đổ bộ này luôn được thuyền buôn, thuyền chiến liên quân kéo suốt dọc đường chỉ để cho lúc này tác dụng.
Thuyền đổ bộ là thuyền ván mỏng gỗ nhẹ thích hợp trở nhiều người nhưng không thích hợp di chuyển xa. Do đó không có chuyện ngồi thuyền đổ bộ chèo từ Bố Chính đến Pnom Penh. Nhưng lúc này là xuôi dòng, thực tế chỉ cần điều hướng không cần chèo mạnh. Một thuyền chỉ când bố trí 20 nhân viên Đại Việt có thể mang theo 150 chiến sĩ Khmer. Tất nhiên thuyền này không có chỗ ăn ở nghỉ ngơi chỉ đứng chen chúc trong mái che chuẩn bị đổ bộ thôi.
Tháng sáu mưa lớn nước đã chảy xuôi Biển Hồ mạnh mẽ. Ưng Khuyển dẫn đường đã đến mọi sự đã bị, bốn mươi chiến hạm bọc thép Carrac không buồm lao vào dòng sông. Đi theo là một số thuyền đáy bằng của Lavo, kế tiếp 150 thuyền đổ bộ, khoá đuôi là 50 chiến hạm Carack không giáp nhưng có buồm.
Đám thuyền buôn, một số thuyền đáy thâm của Lavo xuôi Mekong rút ra ngoài , họ chờ đợi thời gian hẹn lại một lần nữa tiến vào Pnom Penh.
Bắc và Nam Biển Hồ, Trái và Phải sông MeKong là các thế giới khác biệt khau, cho dù họ cùng là người Khmer hoặc là người Môn anh em gần gũi nhưng có câu xa mặt cách lòng.
Thời này vượt một con sông như sông Mekong để giao lưu là rất khó, thậm chí có những người cả đời còn không bước ra khu lang của họ.
Đừng thấy Ký chạy nam vào bắc, đừng thấy người Bố Chính chạy khắp nơi làm ăn. Đó là dị loại. Thực tế thì 90% người dân thời này chỉ quanh quẩn trong vòng bán kinh 10km sinh hoạt của họ. Đây là sự thật, cho nên mới nói đi một ngày đàng học một sàng khôn là vậy. Nhốt mình trong một khu vự nhỏ bé, khi đi ra ngoài cái gì chẳng mới lạ?
Cho nên những ngăn cách đia lý này khiến ngay cả văn hóa của bọn họ cũng dần dần xa cách.
Vì thế đừng tưởng phía Bắc biển hồ Angkor bị đánh thì phía Nam đem quân tiếp viện. Không có đâu. Đừng thấy bên kia Sông Mekong bị công chiếm thì bên này sẽ cứu. Không có đâu. Vì lẽ chúng ta không thuộc về nhau.
Thực tế vùng tranh chấp đánh nhau tán loạn của Khmer lúc này là ở vùng giao thoa Lào- Thái Lan- Camphuchia ở thời hiện tại. Có thể nói là Nam Lào, Bắc Campuchia, và Đông Nam Thái Lan.
Vùng Tây Mekong kéo dài thừ Pnom Penh tới Nam Việt Nam tương lai là vùng đất chưa khai phá. Mặc dù Khmer áp dụng thống trị lên đây nhưng chưa thực sự ra hồn. Điều này trong tình báo Cẩm Y Vệ đã phân tích rõ ràng và khá giống lịch sử mà Ký biết nên hắn tin tưởng.
100km đường sông Ton Sao rất nhanh lại có Ưng Khuyển vùng này nên khỏi bàn, xuôi dòng mà đi nhẹ nhàng vô cùng, liên quân có thời gian dưỡng sức hai ngày.
Vào biển hồ lao thẳng hướng Tây Bắc theo la bàn, cuộc ngàn dặm trường chinh đột kích này chỉ còn tầm 80 km nữa mà thôi. Thật trên trời dưới đất có nằm mơ cũng không ai nghĩ ra Bố Chính có thể làm một chuyện tày đình như vậy…. Đây là lịch sử quân sự chưa từng có.
Ký thì hay rồi, lang thang khắp chốn chiến nam diệt bắc.
Cụ Kiệt thì còng lưng ở nhà đánh nghi binh.
Khi Ký mới hội quân cùng Chiêm Bàn Phú Thái III ở Cửu Long Giang thì khói lửa đã tràn ngập dọc bờ biển từ Lôi Điện thành tới Vijaya ( Quy Nhơn) , rồi tới Kauthara ( Khánh Hòa) , ngay cả Pandunranga ( Phan Rang) cũng không thoát số phận.
Những thành phố ven biển này đều bị cụ Lý Thường Kiệt quét một lần.
Năm siêu hạm Men Of War, bắn chìm tất cả các loại tàu Chiêm mà chúng nhìn thấy, từ tàu cá cho đến tàu chiến hay bất cứ thứ gì biết bơi của người Chiêm lảng vản trên biển. 50 chiến hạm Carrack buồm thì đột phá sâu và sâu hơn nữa vào bên trong các dòng sông chúng có thể vào.
Cả một dãy bờ biển là khỏi lửa, nhà cửa thiêu trụi, xác người ngổn ngang.
Mọi người biết tính cụ Lý Thường Kiệt rồi, một khi sát tính nổi lên thì… rất ghê gớm.
Cụ Lý Nhật Trung còng kinh khủng hơn. Nhận biết chủ lực của Anack đê không ở Lôi Điện Thành ( Đà Nẵng) thì cụ đã cho đổ bộ quân từ cả Vịnh Lôi Điện ( Vịnh Đà Nẵng) lẫn Cửa Hội An mà bắt đầu đồ sát nơi này.
Tất nhiên cuộc đổ bộ của cụ Lý Nhật Trung phải có cụ Lý Thường Kiệt hỗ trợ. Vẫn là bài cũ, rất nhiều thuyền buôn kéo thuyền đổ bộ, đến gần thì chuyển lính, thuyền đổ bộ mang theo cả pháo đạn tiến vào bờ.
Bộ binh Bố Chính không hề động nhiều khi đánh Angkor, do đó họ có đầy đủ lực hủy diệt nơi này người Anack Đê ngay cả khi chủ lực Anack đê ở nơi này. Huống chi lúc này phân nửa chủ lực Anack đê đã đi giúp Đông Khmer, tức là từ phía trên núi không thể có quân đổ xuống đồng bằng giúp đỡ Lôi điện thành được.
Nói thật nếu để Ngô Khảo Ký chỉ huy loại chiến dịch này chưa chắc hắn đã làm tốt. Vì quá máu tanh.
Nhưng đối với Lý Thường Kiệt và Lý Nhật Trung thì… bình thường thôi.
Cởi trần vũ khí đồng chiến đấu cùng trọng giáp vũ khí thép?
Voi đấu cùng súng cối?
Phải cụ Lý Nhật Trung đánh bộ cho nên phải mang cối rồi, vì muốn nhanh gọn lẹ nên cối của cụ toàn là gắn đế gỗ chắc có ba nấc chính góc.
Sự thật là cần quái gì độ chuẩn xác cao?
Thời này đánh nhau ầm ầm xông lên mục tiêu quá rõ.
Bắn ắt là trúng.
Ngô Khảo Ký vẽ vời quá nhiều phức tạp cho công tượng chế tạo rồi.
Vui cười thôi. Đôi khi cũng cần bắn chuẩn xác mục tiêu trong thế cục dằng co đôi bên ẩn nấp. Nhưng với bộ binh dã chiến thời này không nên đặt nặng vấn đề chính xác mà nên đặt nặng vấn đề thao tác dễ, cơ động, nhẹ , linh hoạt.
Lôi Điện thành đã bị một vạn quân vây kín, trong đó có 4000 quân Sanock tiện chiến. 1000 pháo binh chính quy. 5000 lính Hoan Châu, lần đầu ra sân màu cờ sắc áo Tân Bình Lộ. Số còn lại là 8 ngàn thiên tử quân siêu tinh nhuệ cũng lần đầu đá cho đội Tân Bình Lộ khóa kín sông Thu Bồn. Quân Chiêm có muốn qua cứu Anack đê thì đừng hòng.