Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 390: Chuyện máu chó đâu cũng có




Như vậy đánh liệu có tham công liều lĩnh quá không.

Nói thật là nếu như không có việc to cao đen hôi Jayavirahvarman bại trận mà chạy đến Bố Chính thì cũng không có kế sách ngày hôm nay.

Bố Chính vẫn sẽ tấn công nhưng mang tính thăm dò tìm kiếm đối phương lực lược chủ lực ở đâu. Sẽ không có chuyện vạn dặm xa xôi tấn công thủ phủ Angkor của Đông Khmer. Cũng không có chuyện đổ bộ ào ạt Lôi Điện Thành.


Vì sao lại vậy? Vì bên phe của Ngô Khảo Ký có Lý Thường Kiệt, người mà Ngô Khảo Tước cũng chưa thể ngang hàng bởi kinh nghiệm và sự chắc chắn trong quân sự là thứ Tước cần học nhiều.

Cụ Lý Thường Kiệt đã dựa vào thông tin nhiều mặt mà đưa ra một phân tích cùng kế hoạch tác chiên này

Đầu tiên phải nói đến Jayavirahvarman thua chạy một tháng thì tới được Bố Chính. Nhưng đó là một tháng kể từ khi hắn cắt đuôi được liên quân bám đuổi . Khi quyết định rút khỏi Champassak thì Jayavirahvarman vẫn còn 7 vạn quân, liên quân bên kia có tầm 14 vạn.

Bảy vạn này cắm đầu chạy có chạy vào răng. Vậy là một trận đuổi bắt từ Champassak tới SanKon Nakon diễn ra. Tức là Jayavirahvarman chạy về hướng Tây Bắc, trong khi đó Bố Chính hướng là Tây Nam.

Thằng này không ngu biết đánh lạc hướng. Trên đường chạy hắn lợi dụng biết rõ địa hình mà lệnh cho các tướng chia nhau ra chạy sau đó lại hẹn chỗ tụ quân.

Quân liên minh phe trục chia nhau ra đuổi nhưng kết quả là lại bị phân tán rất khó tụ lại.

Thêm vào đó quân của Jayavirahvarman liên tục bố trí các cánh quân đánh phục kích chớp nhoáng sau đó chạy trốn.

Quân liên minh phe trục tuy đông nhưng rất khó chỉ huy. Nếu Jayavirahvarman đứng lại đánh họ đập tan được ngay, nhưng đuổi nhau trong địa bàn Lục Chân Lạp phức tạm rất rắc rối.

Nhất là Jayavirahvarman đánh nhau khôn giỏi nhưng bỏ chạy đúng là có bài, bãy dập phục kích , chia binh hội binh hoa cả mắt.

Cho nên cuối cùng đuổi theo đuôi to cao đen hôi Jayavirahvarman không phải là cách, đám liên quân phe trục thừa nhận Jayavirahvarman chạy tặc giỏi, cứ bám theo hắn thế này liên quân sợ mình nhầm bẫy rập bị chia ra mà tiêu diệt.

Nhưng với hướng chạy sơ bộ của to cao đen hôi thì Suryavarman I phán đoán thằng này chạy đến Udonthani hoặc Chanthabuly Si Sattanakhanahud ( Viên Chăn ngày nay).

Vì vậy thay vì đuổi theo sau lưng thì chia quân hai đường một đường đi thẳng lên chặn đầu ở Udonthani một đường tiếp tục đuổi theo.

Binh chia hai đường lực vẫn đủ manh. Suryavarman I dẫn 10 vạn quân truy sát sau lưng. Người Chăm, người Anack Đê bốn vạn chạy lên chặn đầu.


Chỉ chờ có thế Jayavirahvarman xua quân quay lại quyết chiến cùng Suryavarman I. Hai bên vì đuổi nhau tốc độ không thể mang theo pháo nặng vì vậy đây là một trận chiến thảm khốc diễn ra ở đồng bằng Kalasin.

Nhưng thằng khốn Jayavirahvarman quyết chiến là giả, hắn không có chút thắng lợi suy nghĩ nào, trong đầu hắn lúc nào cũng nghĩ kế chạy.

Đánh để chạy mà thôi.

Mười vạn quân đánh nhau 7 vạn quân đâu đơn giản tất cả cùng có thể xông lên sống mái, là bố binh bày trận, là dựng lều cắm trại.


Cuối cùng thằng khốn Jayavirahvarman đúng là đối chiến vài trận long trời lở đất xác người xác voi la liệt. Ngay khi Suryavarman I tưởng chừng như Jayavirahvarman lên cơn cuồng dại muốn sống mái thì thằng khốn này lại chia binh ra chạy. Với ba vạn quân ở lại chặn hậu hắn thành công cắt đuôi Suryavarman I một thời gian và đến được

Lần này Jayavirahvarman không chạy đi Udon Thani hướng mà chạy về Nakon nơi đã hứa sẽ cho Ngô Khảo Ký. Suryavarman I vất vả đánh tan 3 vạn quân liều chết của Jayavirahvarman thi mất dấu. Đơn giản vì thằng Jayavirahvarman dặn dò ba vạn binh gawjo nhau ở UdonThani, cho nên bị đánh tan thì đám binh cảm tử cắm đầu về UdonThani chạy. Đây chính là bán cả quân sĩ để chạy. Đến tình trạng này chỉ có Lưu Bang mới so sánh được với to cao đen hôi.

7 vạn có thể mang ra ba vạn trốn thoát thì đó là tài năng riêng của Jayavirahvarman không phải ai cũng làm được. Đến Nakon thằng này cho chặt bè gỗ, tre vội vàng vượt sông. Rồi biến vào rừng rậm bên kia núi.

Ở đây có một con đường đã khai mởi mà ít ai biết đến có thể thông qua Trường Sơn thung lũng hẹp tiến về thượng nguồn Linh giang rồi từ đó có thể tới Bố Chính.

Lần này bốn vạn quân kiệt sức đói kém bệnh tật, tai nạn khi đi đường, bị độc trùng rắn độc cắn chết còn lại chỉ hơn ba vạn, nhưng ba vạn này trải qua liên tục chiến đấu liên tục chạy mà vẫn còn sống tức là tinh tuý của 11 triệu người Tây Khmer rồi.

Từ câu truyện này Lý Thường Kiệt đưa ra kết luận, quân Khmer chắc chắn sẽ mò ra được con đường của Jayavirahvarman nhưng với rừng rậm như vậy họ sẽ không thể ồ ạt xâm nhập. Cho nên Bố Chính thiết hạ trọng binh một vạn, ở Tây Nam Đô Hộ Phủ đã đủ ngăn mấy vạn binh. Nhất là còn 2 vạn dân phu và người Mon trên núi. Nếu liên minh trục dám theo đường này vào Bố Chính sẽ bị khốn trong rừng mà chết sạch. Đó là chắc chắn.

Nhưng quân Khmer Đông chắc chắn phải chia binh tiếp tục truy sát Jayavirahvarman đó là điều tất yếu.

Thứ hai chuyện đông Khmer chắc chắn phải cử trọng binh canh gác Phía Tây Khmer vì đây là vùng đất mới chiếm đóng, tình hình bất ổn. Cần có quân đội duy trì, sau khi ổn định các phe thế lực thì mới có thể rút bớt binh.

Thứ ba chuyện thằng Jayavirahvarman chạy quá tặc tha liên quân phe trục một đường dài lên phía bắc, thậm chí có. Một nhánh còn chạy lên Udonthani.

Như vậy dù cho bọn hắn 2 tháng đến ba tháng chưa chắc hồi hương được. Cho dù Đông Khmer hồi hương Angkor cũng không thể hồi full quân.

Lúc này Angkor yếu nhất nên đánh Angkor. Thứ nhất Jayavirahvarman đã bỏ thủ phủ của hắn mà chạy, uy tín ở phía bắc với các thế lực mất sạch. Giờ hắn có trở về thì cũng ai tin tưởng mà theo hắn. Cho nên theo đường tiểu lộ từ Bố Chính đánh về phương án bị loại bỏ.

Lý Thường Kiệt tin chắc đã có trọng binh Đông Khmer đợi sẵn ơ Nokan , chỉ chờ đám Jayavirahvarman mệt mỏi chui ra từ rừng rậm thì sẽ vây công đến chết. Jayavirahvarman lúc này sẽ khó nhận được viện trợ của các phe thế lực phương bắc. Lòng tin đã mất.

Thế nhưng nếu Jayavirahvarman từ trên trời rơi xuống đánh hạ Angkor thì mọi chuyện sẽ khác. Mọi sai lầm trước đó của hắn có thể được bào chữa dễ dàng.

Còn về phía Chiêm Thành cùng Anack Đê thì chắc chắn họ không thể dốc lực toàn quốc gia đi giúp đồng minh rồi, quân của họ đi giúp Đông Khmer chắc chỉ có 1/3 chủ lực, cùng lắm là già nửa chủ lực. Do đó đánh đám này có thể nhưng chưa cần liều chết sống mái. Cho dù có giết sạch quân đội của Chiêm Thành thì cuối cùng vẫn phải rút quân về vì Đại Việt không đủ nhân khẩu chiếm đóng Chiêm. Muốn giết sạch quân đội Chiêm thì quân Bố Chính phải chết bao nhiêu? 1 vạn hay hai vạn?

Bố Chính chỉ cần chết một vạn là to chuyện lắm, chết hai vạn là Bố Chính chỉ còn có thể thủ không thể công.

Cho nên làm một việc không có lợi ích mà lại tự tổn hại đến căn cơ thì Lý Thường Kiệt không làm.

Nhưng Anak Đê vùng đất thì khác. Hai cụ song Lý , Lý Thường Kiệt, Lý Nhật Trung đã quyết nuốt chỗ này Lôi Điện thành.

Tất nhiên nuốt được lâu dài hay không còn coi kết quả cuộc chiến ở AngKor.

Ghê vậy. Đã Nẵng thì liên qua gì tới Xiêm Diệp cách cả ngàn km? Vậy mà có liên quan đấy. Hãy chờ xem tiếp theo sự tình.


Quân Ngô Khảo Ký đến Pnom Penh thì thành Lôi Điện bị hạ sau 4 ngày bao vây.

Siêu tốc độ công thành.

Không phải quân Bố Chính bao giỏi, Lý Nhật Trung bao hay mà đây là tất yếu của tự nhiên.


Người Ê Đê trên núi thì lấy đâu ra kinh nghiệm thủ thành?

Cho họ dàn trận đấu voi, đánh dã chiến còn được , đằng nay co rúc vào một toà thành trì, voi không tác dụng. Lấy sở đoản của mình đánh sở trường của Bố Chính. Chịu sao lại được.?

Quân Bố Chính lúc này không có nhiều pháo nới công thành, pháo lớn 250kg cộng theo đế kềnh càng 150kg rất khó theo thuyền đổ bộ vào bờ. Có lẽ đây là một vấn đề mà Bố Chính cần nghiên cứu khắc phục trong thời gian tới. Nhưng bù lại số lượng cối dễ mang vác lại có rất nhiều.

Thành Lôi Điện mặc dù là thành gạch đặc cao lớn tác phẩm của người Chăm cũng không chịu nổi sức công phá như vũ bão của quân Bố Chính.


Thực tế mất bốn ngày nhiều là bởi vì thời gian làm thang vượt hào mà thôi. Thật đánh nhau chỉ có một ngày.

Quân Ê Đê thủ thành kém kinh nghiệm đến nỗi đánh với quân Bố Chính mà không đổ đất đá lấp cổng thành. Chỉ tăng cường gia cố cài then cửa, lại chuẩn bị dầu trẩu, nước sôi định bụng nếu quân Bố Chính sông lên phá cửa thành thì sẽ dội xuống.

Đúng là quân Bố Chính xông lên phá cổng thành thật nhưng lúc này chẳng thấy quân Ê Đê đâu, bởi họ bị pháo bắn thẳng cùng pháo cối dồn dập đánh cho không ngóc đầu dậy được, thậm chí cả cái lâu thành trên cổng bị oanh tạc xập.

Thực chiến chứng minh nếu dùng cho công thành, Phật Lãng Cơ Pháo không nên dùng đạn nổ, vì nó bắn lên đầu thành là bắn thẳng tắp hoặc hơi có độ rơi nhưng không nhiều. Đạn nổ đầu gai không thể cắm vào tường gạch của thành trì từ đó không có tác dụng công phá nào. Thay vào đó đạn đặc vẫn là tố nhất công phá nữ thành phía trên.

Đạn cối thì khỏi nói, chuẩn của việc bắn áp chế trên đầu thành. Độ xa 250m-300m hoàn toàn nằm ngoài vùng công kích của người Ê Đê cung tên mềm.

Tất nhiên bắn lên đầu thành hơi khó vì tọa độ công kích của pháo đế gỗ là khó chỉnh, do đó chỉ có thể bắn dò sau đó từ từ tiến lên hoặc lui xuống thay đổi vị trí để công kích lên đầu thành.

Nhưng phá xập lâu thành đúng là công của pháo cối.

Đám Sanock quân thấy vậy thì lao lên đặt thang cầm khiên chắn xông qua đặt thuốc nổ bộc phá.

Cửa thành nát vụn.

Pháo cối mở đường thanh tước, bộ binh tiến vào. Cứ vậy mà tiến quân Ê Đê không làm gì được. Voi sợ tiếng pháo, sợ đạn nổ đã không thể làm gì được chỉ còn cách đầu hàng.

Bên trong dinh thự thành chủ. Lúc này Gaurendraksmi tóc tai rối bời, người có chút vết thương da thịt lộ ra, thật thì chẳn cần vết thương, con gái Ê Đê thời này ăn mặc hơi thiếu vải chút. Nàng bị trói nghiến dẫn đến trước mặt Lý Nhật Trung.

Đừng nghĩ nhầm người Ê đê ai cũng da ngăm đen. Mắt to mày rậm mũi thấp môi dày mà nhầm nhé.

Con gái Ê Đê nhiều người rất rất xinh đẹp theo thẩm mĩ chung của nhân loại.
Và Gảuendraksmi thuộc nhóm này, mày hơi đậm do không biết tỉa tót nhưng lại tràn đầy mỹ dã. Da ngăm đen, mặt trái xoan, mũi cao dọc dừa nhỏ nhắn đặc biệt đôi mắt to đen hàng lông mi dài rất cong khỏi phải chuốt mi.

Theo tiêu chuẩn chung của Đại Việt được coi là mĩ nhân có hạng rồi.

Lúc này nàng miệng rỉ máu chắc là trong lúc chiến đấu ăn một chuôi kiếm gì đó môi một bên cũng nát bầm.

“ Quỳ xuống”

Thị vệ Lý Nhật Trung quát lên.

“ KHÔNG QUỲ CÁI BỤNG CỦA TA KHÔNG PHỤC, CÁC NGƯƠI ĐÁNH LÉN, CÓ GIỎI THẢ TA RA CHO TA CHUẨN BỊ HAI BÊN QUYẾT CHIẾN”

Gảuendraksmi quật cường thét lớn. Tất nhiên nàng nói tiếng Việt nhưng cách dùng từ của nàng hơi lạ.

“ Đánh lén? Ngươi cho người tấn công đồng minh của Bố Chính, lại liên minh Chiêm- Đông Khmer để đánh Bố Chính thì phải biết có ngày này. Vì sao trách chúng ta đánh lén”

Phụng Càn Vương nhướng mày nói.

“ Chúng ta đánh đồng minh của Bố Chính? Ngươi cái miệng nói dối, chúng ta đánh ai? Liên minh? Là Chiêm Thành cùng Ê Đê buôn bán?” Gảuendraksmi vừa nửa tức giận, vừa ngỡ ngàng lại vừa điên cuồng la hét.

Phụng Càn Vương ung dung ngồi đó không thể hiện thái độ chỉ nhìn nhìn coi cô gái này diễn trò.

“ Diễn tuồng xong chưa? Ngươi cho người tấn công Tây Khmer, quốc Vương Tây Khmer là em kết nghĩa của Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký, Tây Khmer là đồng minh quân sự chính trị của Bố Chính , nay Tây Khmer là đồng minh của cả Đại Việt, các ngươi đánh Tây Khmer, chúng ta tấn công ngươi là Kinh Thiên địa nghĩa có gì phải lạ?”

Phụng Càn Vương nghiêm khắc vạch trần ả đàn bà này.

“ Không có , ta không hề biết Tây Khmer là đồng minh của Bố Chính, của Đại Việt
H’Maryam Niê Nàng chỉ nói với ta nếu đồng ý xuất binh đánh Tây Khmer cùng Người Chiêm , Người Đông Khmer thì sẽ được nhiều tiền bạc, thóc gạo cùng vũ khí. Nếu ta biết Tây Khmer là bạn Bố Chính ta sẽ không đồng ý”

Gaurendraksmi lúc này vừa sửng sốt vừa sợ hãi khi biết tin Tây Khmer là bạn Bố Chính.


Chuyện này là sao? chẳng phải Anak Đê muốn phản Bố Chính muốn liên minh trục đánh Bố Chính sao?

Lý Nhật Trung cũng hết biết phải làm sao rồi.


“H’Maryam Niê là ai?”

“ Là đại tướng giúp ta quản Kon Tum” Gaurendraksmi trả lời.


( giờ tác sẽ Việt hóa tên của Gaurendraksmi cho đúng phong cách người Ê Đê, bởi lẽ tên này là theo tiếng Phạm. Nói về điều này sẽ sau mội vài chương sẽ đến phần Anak Đê ta sẽ giải thích Gaurendraksmi = H’Gauren Drah Mị họ Drah đến nay vẫn còn H’ chỉ người con gái Anack đê chưa có chồng thân phận cao quý – quý sờ tộc bắt nguồn từ Hubaya sri devi tiếng Phạm nghĩa là quý cô, quý nàng :D).

“ Vậy còn chuyện liên minh Chiêm Thành, Đông Khmer tấn công Bố Chính.?”


“ Không có thật sự ta không có… cái bụng ta không nghĩ tấn công Bố Chính”

“ Cách đây 2 năm người tấn công Hải Vân đèo chuyện?”

“ Là Bố Chính bội ước đã hứa gả em trai Ngô Khảo Ký cho ta nhưng nuốt lời”

“ Vì vậu mà ngươi dám tấn công Hải Vân Quan giết người Bố Chính?” Lý Nhật Trung cạn lời.

“ Bố Chính làm ta mất uy tin với jian ( dân) không đánh nhiều jian ( dân) không phục” H’Gauren Drah Mị rất rất thành thật.

“Ngươi biết ngươi rất ngu ngốc bị người khác lợi dụng sao?” Lý Nhật Trung tạm tin lời nói của người này, bởi lẽ nàng quá ngờ ngệch về chính trị, nói thẳng là chẳng biết chó gì về chính trị cả.

Lý Nhật Trung đành giải thích các vấn đề, hai người vẫn là một quỳ trói một ngồi đối thoại.

Mâu thuẫn hai bên Anack Đê và Bố Chính lại bắt đầu từ cẩu huyết chuyện cưới gả Ngô Khảo Tước.

Đầu tiên Lý Từ Huy hứa gả Ngô Khảo Tước cho H’Gauren Drah Mị với hi vọng sẽ khống chế Anack Đê. H’Gauren Drah Mị rất vui vẻ đồng ý vì nàng biết Bố Chính thật mạnh thật cường đại, chỉ có đàn ông đứng đầu Bố Chính mới xứng với nàng.

Nhưng đứng đầu Bố Chính đã bị cường đại hơn nàng nữ chủ nhân chiếm lấy cho nên nàng nghĩ em trai của Ngô Khảo Ký cũng tốt.

Xem tranh ảnh vẽ Ngô Khảo Tước thì nàng càng ưng ý, cao lớn đẹp mắt, nhất là nàng rất hướng tới văn hóa đồng bằng như Bố Chính, nếu không như vậy nàng cũng không dẫn một bộ phận tộc nhân xuống núi dịnh cư ở Lôi Điện Thành hưởng thụ cuộc sống cùng văn hóa đồng bằng. Cho nên nhìn thấy Ngô Khảo Tước hình ảnh là ưng liền và vui sướng chờ đợi.

Nào ngờ Ngô Khảo Ký lại cho Ngô Khảo Tước làm chủ Liêu Đông cưới một đống vợ không thể về Đại Việt mà H’Gauren Drah Mị tất nhiên không thể chạy Liêu Đông cưới Tước.

Trong văn hóa người Anak Đê phụ nữ nắm quyền ( tất nhiên cũng có nam giới nhưng hiếm đến nay vẫn vậy) cho nên việc từ hôn làm H’Gauren Drah Mị bị mất uy tín trong tập hợp bộ lạc ( chưa tính là quốc gia). Vì H’Gauren Drah Mị dẫn người xuống đồng bằng những người bảo thủ ở Cao nguyên đã ghét sẵn dựa cơ này châm chọc ho nên H’Gauren Drah Mị bực mình đánh Hải Vân Đèo lấy thể diện.


Nhưng nàng đụng nhầm chị cả Đại Việt , thể diện chị cả Đại Việt càng cần hơn, cho nên Lý Từ Huy xua mẹ quân đánh xuống Điện Thành dọa một trận giết trăm người rồi rút về.

Tình cảnh hai bên xấu từ đó.

Lý Từ Huy còn lên kế hoạch liên kết Chiêm đánh Anak Đê chia đôi vùng đất này. Chẳng phải Bố Chính không đủ mạnh mà Lý Từ Huy muốn bình thường hóa quan hệ Chiêm thôi. Nào ngờ lúc này liên minh phe trục đã hình thành cho nên Chiêm dựa cớ đối tốt cùng Anack Đê để bọn này ngả về phe trục.

Tất nhiên những chuyện này hai người chưa phân tích đến. Xong Lý Nhật Trung liền phân tích sự nguy hiểm của việc Anack Đê quan hệ cùng phe trục. Và hậu quả lần này có thể là Ngô Khảo Ký sẽ tận diện Anak Đê ở Đồng Bằng và đánh tàn Anak Đê ở cao nguyên. Bởi hướng khi rút quân về của Ngô Khảo Ký rất có thể đánh về hướng ấy.

Nghe phân tích một hồi thì H’Gauren Drah Mị nghĩ ra được sự đáng sợ của lần này sai lầm.

Nàng quả thật là vô tình không cố ý, chỉ vì nàng là người trên núi làm sao biết được cong keo ngoắt nghéo của chính trị, nếu cho nàng chọn lần nữa H’Gauren Drah Mị thề không xuống đồng bằng. Nhưng mọi việc đã muộn.

Quan trọng hơn lúc này Lý Nhật Trung đã phân tích qua rất có thể H’Maryam Niê đã phản bội H’Gauren Drah Mị nàng và đá bay nàng khỏi hệ thống người Anak Đê cao nguyên.

“ Ngươi ngươi… đàn ông này giúp ta, ta không muốn jian của ta chết” H’Gauren Drah Mị van khóc cầu xin.

“ Ta ta thì có thể giúp ngươi sao được… ngươi đã sai, quá sai giờ không thể sửa chữa được… Bố Chính đã quyết định lấy vùng đất này, ta không thể thả ngươi và dân của ngươi đi được, các ngươi chắc chắn không can tâm quay lại trả thù” Lý Nhật Trung cười khổ, hắn có thể tin người con gái này nhưng thả là không được.

“ Giúp ta ngươi đàn ông này. Giúp được ta… ta nghe người khác gọi ngươi là Phụng Càn Vương, là vương gia đại Việt. Cưới ta… cưới ta sẽ không phải giết người của ta” H’Gauren Drah Mị điên cuồng la hét.

Đùa cái gì máu, đâu có cái lý thuyết này, liên quan gì cưới xin?

Đùa hả Lý Nhật Trung hắn đã năm mươi, tim đã lạnh. H’Gauren Drah Mị nhìn qua mới hai mấy tuổi…


Không được không được

Ngô Khảo Ký chinh chiến nơi xa không biết hắn sắp có mẹ vợ mới.

Vì Lý Thường Kiệt đánh một vòng sắp trở về Điện Thành rồi.


















Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.