Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 106: Kể chuyện xưa (1)




Lân mỉm cười đáp: ''Đệ còn nhớ lúc ta hỏi đệ về chuyện đệ mua lợn không''
''Việc đó thì có liên quan gì?''

''Nghe qua thì không có gì đáng nghi, nhưng nếu để ý thì đệ sẽ thấy có điểm bất thường. Người khách hỏi chủ quán ''ông chủ ngày mai ta cần làm cổ, ông có lợn để giao hay không'' tên chủ quán đáp là có, người kia lại tiếp tục hỏi: ''lợn béo hay lợn gầy''. Chủ quán lại đáp: lợn gầy.

Người khách không hỏi gì thêm mà rời đi, đây là điểm bất thường thứ nhất, khi đệ đến hỏi mua lợn thì chủ quán lại có chút lúng túng, trả lời đệ như đối phó, nếu kết hợp những điểm này lại ta có thể suy ra được bọn chúng là một nhóm, câu hỏi và trả lời kia là tiếng lóng trên giang hồ, để ám chỉ con mồi, là khách giàu hay khách nghèo.

Ngày trước ta ngao du giang hồ, vẫn thường nghe bọn lục lâm nói với nhau bằng tiếng lóng này, như bò béo hay gầy, dê non hay già, để chỉ ám chỉ con mồi chúng nhắm đến. Còn về vì sao hắn lúng túng, tìm cách đối phó với đệ khi hỏi mua lợn là do căn bản không có con lợn thật nào ở đây cả

Tuy nhiên, nếu chỉ suy đoán thì không thể chắc chắn được, nhưng cũng không thể bỏ qua. Do đó ta cho người cải trang thành khách đi đường, người bán củi, thợ săn…cùng nhau đi ngang qua quán, phao tin ra là có đoàn thương nhân chuẩn bị tới, tạo nên động tĩnh. Nếu chúng là cướp thì tất sẽ có hành động.

Tiếp đến ta giả làm một thương nhân, đang vận chuyển nhiều hàng hóa, làm chúng phải để mắt tới, ta lại cho người ngồi vào các thùng gỗ, để sẵn binh khí trong đó, sau khi vào phòng thì chui ra ẩn nấp các nơi trong phòng, các loại thức ăn mang vào không được ăn, mà phải đổ vào hộp, gói lại cho kỹ. Yên lặng ở trong phòng chờ động tĩnh, nếu có việc gì xảy ra thì tùy cơ mà ứng biến.''

Lúc này mọi người mới hiểu rõ mọi sự sắp xếp của Lân. Đoàn người đi thêm sáu ngày thì tới huyện Phù Ly. Sắp tới thành Quy Nhơn nên ai nấy đều háo hức. Những cánh đồng lúa chín vàng óng, trải dài, đẹp tựa như một bức tranh, những người nông dân thăm đồng, nhìn lúa chín nét mặt cũng trở nên rạng rỡ

Có người lính nói: ''Năm nay chắc gió thuận mưa hòa nên mới được mùa như thế này, nhìn những cánh đồng này thì độ dăm bữa nữa là có thể gặt rồi, nhà ta cũng có một mảnh ruộng, không biết có được như vầy không''

Người đi cạnh lên tiếng: ''Nhà ta cũng có đất, nhưng mấy năm đói khổ chẳng thể mua nổi lúa giống hay giống hoa màu để trồng, bây giờ chỉ toàn cỏ dại, nếu trồng được thế này thì cả năm không sợ đói, vùng đất này nay đã không còn chịu sưu cao thuế nặng của triều đình nữa, người dân sẽ dần có cuộc sống tốt hơn''

Lân nghe thấy cũng thầm mỉm cười [mấy năm nay ở vùng Phù Ly, Bồng Sơn, Quy Nhơn cũng được xem là thái bình, người dân cũng không còn chịu cảnh sưu thuế cao, không còn cảnh quan lại triều đình đi hạch sách, bắt bớ người dân]

''Đại ca, trời cũng đã quá trưa, chúng ta dừng lại nghỉ ngơi thôi'' Điểm tiến lên nói

Lân nhìn trời, thấy mặt trời đã sắp đứng bóng, nên nhẹ gật đầu:
''Uhm, cho quân lính dừng lại nấu cơm, nghỉ ngơi, tới giờ Mùi thì tiếp tục lên đường''

Đoàn quân tìm một bãi đất trống rồi tiến hành dừng lại nấu cơm. Các đội trưởng tiến đến chỗ Lân ngồi vây lại thành hình tròn. Lân cười nói:
''Là ý gì đây''

Nhất mỉm cười nói: ''Bọn đệ nghe nói vùng đất Phù Ly và Bồng Sơn này có rất nhiều người tài được sinh ra, nhân lúc nghỉ ngơi nên muốn đại ca kể cho nghe, huynh là người học rộng, biết nhiều, chắc là nắm rõ''

Lân gật đầu: ''Có thể nói là biết chút ít, nhưng trước tiên trong các đệ có ai biết về nghề nông không, cái ta nói là cách xem thời tiết, mùa vụ trong năm''

Điểm lên tiếng: ''Cái này thì đệ nắm rõ. Đầu xuân khí hậu ôn hòa, tháng 3 đã nóng như hè, tháng 7 tháng 8 khí nóng vẫn chưa rút, khoảng thu sang đông có mưa dầm mới thấy hơi mát.

Làm ruộng, ruộng cấy tháng 10,11 thì gặt tháng 2,3. Ruộng cấy tháng 4,5 thì gặt tháng 8,9, duy ruộng cao thì sớm muộn phải trông vào trời mưa, có ruộng cấy tháng 6,7 gặt tháng 12. Đập nước hoặc xe guồng đều dùng tưới ruộng, năm nào không được mùa lớn cũng thu hoạch được trung bình

Nhà nông thường xem thì vật để định kỳ cày cấy, hằng năm đến tiết mang chủng xem chòm sao Mão, nếu phần trên sao Mão sáng tỏ, thì cày cấy vào thượng kỳ, phần giữa sáng tỏ thì cấy vào trung kỳ, phần dưới sáng tỏ thì cấy vào hạ kỳ.

Trời đang nắng rát, nếu thấy sắc mây như hình vẩy tê tê, thì biết là sắp mưa, nếu thấy sắc mây như hình núi cỏ đã bừa thì chia thành ba phần mà xem: nếu phần trên quả dài và lớn thì cày cấy vào thượng kỳ, phần giữa và phần dưới thì tương ứng với trung và hạ kỳ. Địa thế nơi này có nhiều núi nên hơi có lam chướng''

Lân gật gù thầm nghĩ [mỗi nơi lại có cách quan sát thời tiết để tính toán mùa vụ, lần trước ở Quảng Nam nghe Thanh Tâm nói thì người nông dân có nhiều cách xem hơn nơi này]

''uh, việc ta hỏi đệ cũng đã trả lời tốt, vậy bây giờ ta sẽ kể cho các đệ nghe về những người tài giỏi của những vùng này''

Nói rồi Lân nghĩ ngợi một lúc, sau đó chậm rãi nói: ''Nếu nói là bậc danh tướng vùng đất này thì có Nguyễn Hữu Tiến, là tướng đời chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên), ông vốn quê gốc ở trấn Thanh Hoa, sau di cư vào ở Bồng Sơn. Năm Tân Mùi (1631), Nguyễn Hữu Tiến xin vào gặp Nội tán Đào Duy Từ. Nhận thấy ông là người thông minh có chí lớn, nên vị đại thần này đã tiến cử ông lên chúa Nguyễn và gả con gái cho.

Trong 7 lần quân chúa Trịnh và quân chúa Nguyễn đánh nhau, theo sử liệu thì Nguyễn Hữu Tiến đã cầm quân ra trận 2 lần, đó là vào năm 1648 (lần thứ tư) và năm 1655-1660 (lần thứ 5).

Tháng giêng năm Mậu Tý (1648), chúa Trịnh Tráng sai tướng đem quân thủy bộ vào đánh vào cửa Nhật Lệ, tiến sát dinh Quảng Bình. Chúa Nguyễn Phúc Lan liền sai con là Thế tử Nguyễn Phúc Tần đem đại binh đi chống giữ.

Sau khi họp bàn và sự nhận sự phân công, vào lúc canh năm (tức từ 3 giờ đến 5 giờ sáng), Nguyễn Hữu Tiến đem khoảng trăm con voi chiến xông thẳng vào dinh quân Trịnh, còn Nguyễn Phúc Tần thì chỉ huy các đạo quân bộ tiến theo sau. Hai bên giáp chiến ác liệt, cuối cùng quân Trịnh bị thua to phải tháo chạy về đất Bắc.

Ngoài số bị giết tại trận, bên chúa Trịnh còn bị bắt sống khoảng 3 vạn quân cùng mấy viên tướng.

Lần thứ năm (1655-1660)
Năm Ất Tỵ (1655), quân Trịnh lại kéo vào quấy phá Nam Bố Chính. Bấy giờ, chúa Nguyễn Phúc Tần mới quyết ý cho quân qua sông Linh Giang đánh đuổi quân Trịnh. Đây là lần đánh nhau lâu nhất (1655-1660) và do quân Nguyễn chủ động tấn công.

Theo tài liệu ghi lại thì dưới tài chỉ huy của Tiết chế Nguyễn Hữu Tiến và Đốc chiến Nguyễn Hữu Dật, quân Nguyễn đã đánh thắng quân Trịnh nhiều trận ở: Hà Trung, Lạc Xuyên, Tiếp Vũ, Mẫn Tường, Nam Giới, Châu Nhai, Tam Lộng, Đại Nại...Sau các trận này, quân Nguyễn làm chủ được 7 huyện ở phía nam sông Lam.

Tháng 5 năm Đinh Sửu (1657), chúa Trịnh Căn chia quân làm 3 đạo đi tấn công quân Nguyễn ở làng Nam Hoa. Nhờ hay trước, tướng Nguyễn Hữu Tiến đã lập kế đẩy lui được quân Trịnh. Từ đó quân hai bên cứ giữ nhau ở sông Lam, thỉnh thoảng đánh nhau một trận.

Nhưng đến tháng 10 năm Canh Tý (1660), thì quân Nguyễn thua to, vì sự bất hòa giữa Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật

Sau khi Nguyễn Hữu Tiến biết việc Nguyễn Hữu Dật lẻn về ra mắt chúa Hiền, kể đầu đuôi mọi việc đánh lấy thế nào, trong bụng lấy làm không bằng lòng. Bấy giờ, nhân có những sĩ tốt mới hàng ở đất Nghệ An, thường hay bỏ trốn, Hữu Tiến bèn hội chư tướng lại để bàn xem nên đánh hay là nên lui về. Mọi người đều muốn lui về, duy chỉ có Nguyễn Hữu Dật là không chịu.

Khi các tướng Nguyễn đang bàn bạc, thì có tin rằng Trịnh Căn đã tiến quân đánh ở làng An Điền và ở làng Phù Lưu, quân Nguyễn thua. Được tin ấy Nguyễn Hữu Tiến quyết ý đem quân về, nhưng bề ngoài giả tảng truyền lện cho các tướng rằng đến tối 28 thì các đạo đều phải tiến sang đánh An Tràng, Nguyễn Hữu Dật đem binh đi hậu tiếp.

Đoạn rồi, dặn riêng các tướng đến nữa đêm rút quân về Nam Bố Chính, không cho Nguyễn Hữu Dật biết. Nguyễn Hữu Dật sắm sửa đâu vào đấy, chờ mãi không có tin tức gì, đến khi cho người đi thám về nói mới biết quân mình đã rút về Nam rồi. Lúc ấy quân họ Trịnh đã sang sông đến đánh đồn Khu Độc.

Hữu Dật mới dùng kế nghi binh để cho quân Trịnh không dám tiến lên, rồi đem binh chạy về, đến Hoành Sơn mới gặp quân của Nguyễn Hữu Tiến. Khi ấy, quân Trịnh Căn vừa đuổi đến, hai bên đánh nhau một trận chết hại rất nhiều. Sau trận này, 7 huyện ở vùng sông Lam lại thuộc về Đàng Ngoài''

''Ông ta là bậc tướng tài nhưng cũng phải nhờ có người tiến cử mới có thể phát huy được tài năng của mình, tính ra thì ông Đào Duy Từ đúng là có mắt nhìn người'' Nhất lên tiếng nói

Hòa vỗ vai Nhất nói: ''Ngươi chưa nghe qua về ông ấy sao, ta từ lúc nhỏ đã nghe kể về vị đại quan này, chúa Nguyễn giữ yên được bờ cõi là nhờ cả vào ông ấy đấy. Tài năng của ông được ví như Gia Cát Lượng của nước ta''

Nhất và Điểm tò mò nhìn Hòa ''Nếu người biết thì kể cho bọn ta nghe đi''

Hòa cười cười: ''Ta chỉ biết sơ qua thôi, còn về cụ thể thì phải nhờ đại ca nói rõ''

Lân lắc đầu: ''Muốn nghe thì mang cơm lại đây cho ta ăn trước cái đã. Ăn rồi có sức mới động não nhớ được. Vị đại quan này tuy là tài cao, nhưng cuộc đời cũng lận đận…''


Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.