Vijaya đã bước sang mùa thu,cái nắng kéo dài nửa năm bắt đầu trở nên không còn gay gắt.Từng cơn gió mát mẻ thổi qua, mang theo vị mặn của biển cả thổi vào đất liền. Bầu trời cao vời vợi, xanh trong, sóng nhẹ nhàng lướt trên mặt biển xanh thẳm rồi va vào bãi cát trắng mịn tạo nên một khung cảnh nên thơ.
Xa xa từng đội tàu chở đầy hàng hóa cùng khách lữ dọc theo cửa biến tiến vào trong cảng. Tàu vừa bỏ neo những tấm ván gỗ dài được thả xuống rất nhanh kết thành một chiêc cầu nối vững chắc với mặt đất .Trên boong tàu những tên quản đốc hô hào quát lớn chỉ huy đám nô lệ làn da ngăm đen mồ hôi nhễ nhại vận chuyển từng bao tải cùng thùng gỗ nặng trĩu. Trên bến tàu đã chờ sẵn một số lớn xe kéo, hàng hóa trên tàu vừa lên bờ nhanh chóng được chuyển lên xe.Khoang xe vừa chất đầy, bốn năm tên tráng hán nhanh chóng vây quanh đi lên dồn hết sức lực lôi kéo chiếc xe dưới sự hợp lực của họ nặng nề lăn bánh tiến về phía trước, tiến về phía khu chợ náo nhiệt phồn hoa.
Vijaya hay Đồ Bàn như cách người Việt gọi nó có vị trí rất thuận lợi ưu thế án ngữ trên tuyến hàng hải Đông Tây biến nơi này thành địa điểm hấp dẫn thu hút các thương nhân từ Java, Ấn Độ, Xiêm La,... tụ tập mua bán trao đổi .Thương mại phát đạt lôi kéo kinh tế của thành thị này trở nên vô cùng phồn vinh, khiên nơi thành một trung tâm kinh tế lớn trong khu vực .Không chỉ là trung tâm kinh tế, Vijaya còn là trung tâm chính trị,hiện tại nó chính là kinh đô của Vương quốc Champa đang trồi dậy mạnh mẽ trên bán đảo Đông dương
Lúc này trong hoàng cung, Chế Bồng Nga- vị vua Champa trẻ tuổi đang vô cùng chăm chú lắng nghe lính truyền tin từ biên giới phía Bắc báo cáo, lông mày dần nhíu chặt:
-Ngươi nói là quân Việt đã công chiếm Indrapura ?
-Tâu Đại vương đúng vậy,khi Indrapura không có phát thư tín đến như thường lệ Vương thượng đã phái binh dò xét xác nhận Indrapura do một nhánh quân Việt người thần không biết quỷ không hay công chiếm
Chế Bồng Nga dò hỏi:
-Bọn chúng quân số bao nhiêu, tướng lãnh chỉ huy là ai?
-Tâu Đại vương,quân địch quân số khoảng 1000, ăn mặc có chút kỳ quái theo điều tra được thì là tư binh do của một tôn thất nước Việt chỉ huy năm nay hắn mới 16 tuổi.
Thực sự không trách được người Chiêm sẽ đánh giá sai quân số của Trần Nhật Thanh, thời đại này hệ thống thông tin tình báo bế tắc, cơ bản tính phán đoán chủ quan rất nhiều, Trần Nhật Thanh đột nhiên tập kích nhanh chóng đánh chiếm Indrapura mà không truyền ra bất luận tin tức gì, không một người chạy thoát,theo ý nghĩ thông thường người Chiêm sẽ đánh giá quân số của hắn nhiều hơn thực tế cũng là chuyện đương nhiên,dù sao trong kinh nghiệm của họ ngoại trừ quân số áp đảo không có biện pháp nào để nhanh chóng thần không biết quỷ không hay công phá một tòa thành trì.
Thực tế trong lịch sử phải đến cuối thế kỉ 15 với sự phát triển của công nghệ người Pháp trong cuộc c·hiến t·ranh xâm lược bán đảo Ý mới cho thế giới thấy được dưới hỏa lực đáng sợ của pháo binh có thể các thành trì có thể thất thủ nhanh chóng đến mức nào.Các thành trì vững chãi ở thời Trung Cổ có thể cố thủ hàng tháng trời giờ đây sụp đổ chỉ sau vài ngày thậm chí vài giờ.Vì đối mặt với uy h·iếp mạnh mẽ của pháo binh Pháp người Ý đã phải vứt bỏ lối thành trì kiểu cũ, phát triển thành trì hình ngôi sao để chống lại sức tàn phá khủng bố của pháo.
Qua điểm này có thể thấy người phương Tây trong cách sử dụng và phòng chống hỏa khí so với người Đông Á thật sự rất nhạy bén hơn quá nhiều,họ thật sự đã thực hiện một cuộc cách mạng quân sự trong c·hiến t·ranh công thủ thành.Pháo đài Albazin hình sao nhỏ bé của người Nga khiến quân Thanh đông đảo cả về quân số lẫn hỏa lực khổ không thể tả, thành Gia Định được kỹ sư châu Âu hỗ trợ thiết kế xây dựng cho Lê Văn Duyệt được con nuôi ông ta là Lê Văn Khôi sử dụng khiến quân Nguyễn công thành tử thương thảm trọng phải mất hơn 1 năm trời bao vây đến đạn tận lương tuyệt mới hạ được là ví dụ sinh động nhất.Thành Gia Định hình sao nguyên bản vững chãi bao nhiêu thì thành Gia Định mới sau khi nhà Nguyễn dẹp Lê Văn Khôi xây dựng lại theo lối cũ yếu ớt bấy nhiêu nực cười là nhà Nguyễn thấy thành Gia Định kiên cố vững chãi hành động của họ không phải là đi theo học tập ngược lại còn tự tay đẩy ngã san bằng phá hủy khiến kỹ thuật xây thành này biến mất ở Đại Nam chỉ do mối lo sợ nếu Nam Kỳ nổi dậy lần nữa thì khó đánh dẹp .Sau này người Pháp xâm lược Nam Kỳ Gia Định thất thủ trong vòng 1 ngày,các đại thành như đồn Chí Hòa,thành Hà Nội cũng nhanh chóng sụp đổ thật làm người ta bóp tay thở dài không thôi.
-16 tuổi, trẻ tuổi như vậy, ngược lại làm ta lau mắt mà nhìn
Chế Bồng Nga kinh ngạc cảm thán,phải biết rằng hắn tuy cũng trẻ tuổi năm quyền khi kế thừa vương vị cũng đã 20, 16 tuổi mà có chiến công như vậy đúng là hiếm thấy.Hắn trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói:
-Tướng Việt năng lực không tệ nhưng thật là tuổi trẻ khí thịnh,Indrapura cách nước Việt xa xôi ngược lại rất gần Amaravati hắn một mình cô quân thâm nhập lãnh thổ nước ta thật là nghé con mới đẻ không sợ cọp,không biết sống c·hết. Ngươi trở về Amaravati bảo với vương của ngươi lập tức nói hắn lập tức phát binh tiêu diệt
-Tuân mệnh Đại Vương
Tên lính báo tin nhận mệnh rời đi
Nước Chiêm là một quốc gia có cấu tạo chính trị khác hẳn Đại Việt, nước này không có khoa cử, không có trung ương tập quyền của Trung Hoa ngược lại lại theo thể chế phong kiến Ấn Độ. Quốc gia này cấu tạo từ 4 tiểu quốc Amaravati, Vijaya, Kauthara và Paduranga. Hoàng tộc họ Chế chỉ trực trị thủ đô Vijaya là tiểu quốc giàu có và đông dân nhất áp đảo phía trên các vương tước hiệu của các vua Chiêm là vua của các vị vua chính là từ đó mà ra. Lần này quân Việt x·âm p·hạm chỉ có 1000 cũng không phải đại quy mô xâm lắn, Chế Bồng Nga rất tự nhiên đem tránh nhiệm xử lý ném cho vương Amaravati xử trí, dù sao đánh giặc vô cùng tiêu tiền, hắn cũng không thể vì chút việc nhỏ này sử dụng binh lực trung ương luôn đi thay các vương chùi đít.
Rất nhanh mệnh lệnh từ Vijaya truyền về phía Bắc vương Amaravati nhận được mệnh lệnh lập tức dốc toàn bộ lực lượng huy động 5000 binh lính cùng 1 vạn thanh tráng trợ chiến. Đoàn quân khổng lồ từ thành Amaravati xuất quân hùng hổ tiến về phương Bắc, quyết tâm tiêu diệt quân Việt giành lại Indrapura
Note:Đính chính :Các chương trước tác giả có nhầm lẫn Indrapura nằm trong địa phận Hóa Châu phía Bắc đèo Hải Vân nhưng sau khi kiểm chứng lại thì không phải. Indrapura nằm phía Nam đèo Hải Vân nên nhân vật chính là trực tiếp vượt biên giới xâm lấn vào lãnh thổ nước Chiêm